Bong gân là chấn thương thường gặp ở nhiều người trong đó có trẻ em. Nhận biết dấu hiệu bong gân ở trẻ em sớm giúp cha mẹ xử lý đúng cách, giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe đến trẻ nhỏ.
Bạn đang đọc: Nhận biết bong gân ở trẻ em và cách xử trí
1. Bong gân ở trẻ là gì và làm sao để nhận biết?
1.1. Khái niệm bong gân ở trẻ em
Bong gân là tình trạng các dây chằng quanh khớp bị tổn thương do bị ngoại lực mạnh tác động vào. Những dây chằng quanh khớp có thể bị giãn ra, bị rách, bong ra khỏi chỗ bám hoặc thậm chí bị đứt nhưng khớp không bị sai. Dây chằng ở những vị trí sau thường dễ bị bong ra như khớp cổ tay, đầu gối, nhất là khớp cổ chân. Sở dĩ những dây chằng này dễ bị thương tổn vì chúng nằm ở những chỗ gần bề mặt da, bên dưới dây chằng chỉ có xương cứng.
Bong gân là chấn thương thường gặp trong đó có trẻ em
Bong gân thường có 3 mức độ khác nhau như: mức 1 dây chằng bị căng giãn nhẹ nhưng không đứt, không rách. Mức độ 2 là dây chằng bị đứt một phần nào đó và mức độ 3 nặng nhất là dây chằng bị đứt hẳn ra hoàn toàn. Tình trạng bong gân có thể xảy ra ở tất cả các khớp nhưng thường thấy nhất vẫn là khớp cổ chân do trẻ chạy nhảy nhiều, chịu nhiều áp lực khi vận động mạnh.
1.2. Dấu hiệu nhận biết bong gân ở trẻ em
– Sau chấn thương, cha mẹ cần kiểm tra vị trí thương tổn ở trẻ như phù nề, khó khăn khi vận động.
– Tại vị trí này có thể xuất hiện tụ máu dưới da, nóng đỏ.
– Bong gân thường dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề xương khớp như bong sụn tiếp hay gãy xương thể cành tươi. Để không bị nhầm lẫn, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
2. Cách điều trị bong gân ở trẻ em
Tùy vào từng trường hợp trẻ bị bong gân mà các bác sĩ sẽ xác định phương án điều trị cho trẻ, dựa trên những yếu tố sau: tuổi của trẻ, tình trạng sức khỏe nói chung và tiền sử bệnh trước đó; Mức độ nặng nhẹ của những thương tổn gân; sự hợp tác và nhận thức của trẻ nhỏ đối với quá trình điều trị; kỳ vọng kết quả sau quá trình điều trị…
Những trường hợp bị bong gân cần được điều trị theo trình tự như sau:
– Sơ cứu: Trong thời gian 24 tiếng đầu tiên, cần cho trẻ nghỉ ngơi và không được cử động mạnh ở những khu vực bị bong gân. Dùng túi chườm hoặc cho đá lạnh vào khăn mềm để chườm lên những phần sưng đau do bong gân khoảng từ 20 phút trở lên. Tiếp tục chườm liên tục trong 3 ngày, cứ 4 tiếng mỗi lần.
Tìm hiểu thêm: Điều trị nổi mề đay ở trẻ em trường hợp là nổi mề đay
Sau chấn thương, cha mẹ cần kiểm tra vị trí thương tổn ở trẻ như phù nề, khó khăn khi vận động
– Trẻ sẽ được chụp X quang để phân biệt các tổn thương và xác định mức độ bong gân. Bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay chụp MRI nếu bong gân nặng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của trẻ. Trước tiên, trẻ cần được nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao chi. Nếu trẻ đau nhiều, có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, aspirin….
– Trẻ có thể phải bó bột hoặc nẹp trợ đỡ nếu bong gân nặng hay trẻ quá hiếu động. Quá trình điều trị cần kết hợp với tập luyện phục hồi chứng năng để tăng sức mạnh gân cơ, dây chằng. Trong trường hợp đứt toàn dây chằng gây lỏng khớp, trẻ sẽ phải phẫu thuật.
– Các điều trị khác:
+ Dùng thuốc: Những loại thuốc chống viêm giảm đau có thể dùng trong trường hợp trẻ bị bong gân đó là paracetamol, ibuprofen, aspirin…
+ Hạn chế vận động: Tùy vào vị trí bong gân của trẻ ở đâu mà bác sĩ sẽ chỉ định nên hạn chế những loại hoạt động gì ở những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau.
+ Di chuyển với xe lăn hoặc nạng: Trường hợp này dành cho những trẻ bị bong gân ở phần chân khá nặng, không thể di chuyển được. Nạng dùng cho những trẻ đã lớn, có thể biết cách sử dụng.
Sau một thời gian điều trị theo trình tự như trên, đến giai đoạn hồi phục, trẻ cần tập luyện lại để hồi phục khả năng vận động của mình
Những trẻ bị bong gân chân ở mức độ nhẹ có thể tập luyện đi lại sau 48 giờ. Những bài tập có thể hỗ trợ cho trẻ như: Uốn cong cổ chân trước và sau, từ trong ra ngoài. Đứng trên một chân bị thương để tăng khả năng thăng bằng. Đi lại nhẹ nhàng cũng giúp chân bị thường được thúc đẩy hồi phục nhanh hơn.
Bong gân ở chân có thể mất khoảng trên dưới 2 tuần mới có thể cải thiện được. Để hồi phục một cách hoàn toàn cần đến thời gian từ 10 đến 12 tuần. Cần phải để các chấn thương ở trẻ hồi phục hoàn toàn thì mới nên để trẻ quay lại chơi những môn thể thao ưa thích. Việc chơi lại những môn thể thao quá sớm có thể khiến cho vùng chấn thương bị tổn thương nặng nề
hơn.
Trường hợp điều trị bằng phẫu thuật chỉ được áp dụng đối với những trường hợp bị đứt dây chằng hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thông thường của trẻ hoặc những trẻ mong muốn được sớm quay trở lại vận động thể dục thể thao.
Cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở uy tín để trẻ được thăm khám và điều trị hiệu quả.
3. Khám bong gân cho trẻ ở đâu?
Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang, máy chụp cắt lớp vi tính… cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Không chỉ có chức năng thăm khám, bệnh viện còn thực hiện điều trị, áp dụng các phương pháp phù hợp nhất giúp trẻ mau chóng hồi phục. Xây dựng mức giá khám chữa bệnh hợp lý cùng thanh toán BHYT, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định, bệnh viện tiết kiệm được nhiều chi phí cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc trẻ bị bệnh
Không chỉ có chức năng thăm khám, bệnh viện còn thực hiện điều trị, áp dụng các phương pháp phù hợp nhất giúp trẻ mau chóng hồi phục
Sau chữa trị bong gân, cha mẹ cần chú ý hơn trẻ để hạn chế các chấn thương nguy hiểm bằng cách trông coi thường xuyên, không cho trẻ chơi trong khu vực nguy hiểm, trơn trượt, dễ ngã… Nên cho trẻ đeo các thiết bị bảo vệ ở khủy tay, đầu gối… để hạn chế chấn thương khi chơi thể thao hay hoạt động thể lực.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.