Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho người lớn là một biện pháp phòng bệnh cũng như nâng cao chất lượng sức khỏe cho cá nhân cũng như cho cộng đồng, xã hội. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của bệnh cũng như phác đồ tiêm chủng đối với người lớn ra sao nhé.
Bạn đang đọc: Phác đồ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho người lớn
1. Những thông tin khái quát về vắc xin viêm não Nhật Bản cho người trưởng thành
1.1. Bệnh viêm não Nhật Bản ở người trưởng thành là gì?
Bệnh lý viêm não Nhật Bản là một bệnh lý gây ra bởi một loại virus có tên là Arbovirus tuýp B. Loại virus này gây hiện tượng viêm ở những đối tượng là chim và lợn. Sau đó bệnh sẽ lây nhiễm sang cho người bằng con đường muỗi đốt. Muỗi hút máu của các con vật nhiễm bệnh sau đó đốt và truyền bệnh sang cho con người.
Viêm não Nhật Bản sẽ xảy ra ở nhiều giai đoạn, từ lúc ủ bệnh cho tới lúc khỏi bệnh kéo dài khoảng 2-3 tuần. Bệnh diễn biến khá nhanh và gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ thần kinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh gây ra những phản ứng viêm, nhiễm trùng cho khu vực thần kinh trung ương, từ đó để lại những tổn thương nghiêm trọng cho các loại tế bào hệ thần kinh. Thực tế ghi lại vào năm 1924, bệnh đã bùng nổ thành dịch tại Nhật Bản và gây ra tử vong cho hàng ngàn người.
Bệnh lý viêm não Nhật Bản là một bệnh lý gây ra bởi một loại virus có tên là Arbovirus tuýp B.
Bệnh viêm não Nhật Bản mặc dù thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi, tuy nhiên chúng hoàn toàn có thể vẫn xảy ra ở đối tượng người lớn trưởng thành. Nếu người lớn mắc phải bệnh này thì sẽ có khả năng gặp những biến chứng nguy hiểm như: bại liệt chân tay, động kinh, rối loạn vận động, ảnh hưởng tới hệ thần kinh,…
1.2. Bệnh viêm não Nhật Bản ở người lớn có đặc điểm là gì?
Theo thống kê, bệnh lý viêm não Nhật Bản ở đối tượng người lớn trưởng thành không bùng phát thành dịch, mà thường xảy ra ở một số tháng cụ thể trong năm (tháng 5 tới tháng 8). Thời gian này chiếm khoảng 56,7%. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn ở nam giới. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất sẽ dao động trong khoảng 16 đến 45 tuổi.
Mặc dù ít mắc phải hơn trẻ em, tuy nhiên bệnh viêm não Nhật Bản nếu xảy ra ở người lớn thì biểu hiện của chúng sẽ tiến triển rất nhanh và gây ra những rối loạn hệ thần kinh nhanh chóng. Sau khoảng thời gian ủ bệnh (thông thường là khoảng 1 tuần), thì bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài với hiện tượng: sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi, buồn ngủ, co giật, hôn mê,…Khi bệnh nhân đã rơi vào trạng thái rối loạn ý thức, mơ hồ, co giật hoặc hôn mê cũng là lúc bệnh đã ở giai đoạn toàn phát. Lúc này virus đã xâm nhập và gây tổn thương tại các cơ quan của hệ thần kinh trung ương: nhu mô não, tủy sống,…Bên cạnh các biểu hiện rối loạn hệ thần kinh, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những tình trạng như: cơ thể nổi mẩn, tụt huyết áp, mạch yếu,…Nếu bệnh nhân không được cấp cứu và điều trị kịp thời thì rất có thể dẫn tới tử vong, đe dọa tính mạng.
1.3. Tại sao cần phải tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho người lớn?
Tìm hiểu thêm: Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan AB cho trẻ em
Tiêm vắc xin đầy đủ cũng giúp hạn chế khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới hệ thần kinh sau này.
Như đã nói ở trên, bệnh viêm não Nhật Bản sẽ dễ có khả năng gây tử vong hoặc để lại những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân: viêm phổi, phế quản, nhiễm trùng tiết niệu, rối loạn dinh dưỡng, bại liệt tứ chi, rối loạn tâm thần,…Bên cạnh đó, hiện nay bệnh viêm não Nhật Bản cả ở trẻ em và người lớn đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng. Do đó, để giúp phòng tránh khả năng bản thân mắc bệnh lý này, Bộ Y tế khuyến cáo người lớn nên chủ động tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản. Việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho người trưởng thành sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho cá nhân cũng như cộng đồng, xã hội. Ngoài ra, tiêm vắc xin đầy đủ cũng giúp hạn chế khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới hệ thần kinh sau này.
1.4. Phác đồ tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho người lớn
– Đối với loại vắc xin Jevax: Cần tiêm tổng cộng 4 mũi vắc xin. Mũi tiêm đầu tiên nên tiêm càng sớm càng tốt. Mũi tiêm thứ 2 nên thực hiện sau mũi tiêm 1 khoảng 1-2 tuần. Mũi tiêm thứ 3 nên tiêm cách mũi 2 ít nhất 1 năm. Mũi thứ 4 là mũi nhắc lại, nên tiêm cách mũi thứ 3 khoảng 3 năm.
– Đối với loại vắc xin Imojev: Cần tiêm 1 mũi duy nhất và có thể thực hiện tiêm cho đối tượng người 18 tuổi trở lên.
2. Vắc xin viêm não Nhật Bản cho người lớn chống chỉ định với những trường hợp nào?
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm phòng trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua
Nên tiêm vắc xin đầy đủ theo phác đồ, kể cả đối tượng trẻ em và người lớn.
– Những người có tiền sử dị ứng với các hoạt chất của vắc xin.
– Những người có lịch sử mắc các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch.
– Bệnh nhân mắc HIV, AIDS, đang trong thời gian điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị, hóa trị.
– Phụ nữ đang trong thời gian mang bầu hoặc cho em bé bú.
– Những người có tiền sử bị sốc phản vệ sau khi tiêm.
– Bệnh nhân đang điều trị các khối u nhọt.
3. Một số biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Để phòng tránh khả năng mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì chúng ta cần phải quan tâm và thực hiện những điều sau:
– Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế muỗi cư ngụ. Điều này không chỉ giúp phòng tránh khả năng mắc viêm não Nhật Bản mà còn phòng tránh các bệnh khác gây ra do muỗi: sốt xuất huyết.
– Sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi: mắc màn khi ngủ, phun thuốc muỗi định kỳ,…
– Tiêm vắc xin đầy đủ theo phác đồ, kể cả đối tượng trẻ em và người lớn.
– Nếu mắc bệnh nên ngay lập tức tới các bệnh viện uy tín để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật bản, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.