Tư vấn lựa chọn gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu

Gói khám tổng quát chuyên sâu khác gì so với gói cơ bản, có những danh mục nào trong một gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu, danh mục khám chuyên sâu nào phù hợp nhất với bạn… Hãy cùng đọc bài viết dưới đây và tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé.

Bạn đang đọc: Tư vấn lựa chọn gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu

1. Tại sao nên lựa chọn gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu?

Các chuyên gia y tế luôn khuyến khích chúng ta thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 1 năm/lần. Tuy vậy, cũng sẽ tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có lời khuyên và chỉ định phù hợp cho bạn.

Khám sức khỏe tổng quát có vai trò quan trọng trong việc dự phòng và chăm sóc sức khỏe con người. Thông qua kết quả khám tổng quát, chúng ta có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh để có phương án điều trị kịp thời và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Một gói khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp bạn kiểm tra gần như tổng thể các cơ quan, bộ phận của cơ thể để có những đánh giá chi tiết về hoạt động chức năng và các yếu tố bệnh lý. Tuy nhiên, cũng có những bệnh lý khó phát hiện với những phương pháp sàng lọc thông thường hoặc các biểu hiện bệnh lý dễ gây nhầm lẫn. Đó chính là lý do mà chúng ta cần tới những gói khám chuyên sâu để có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Tư vấn lựa chọn gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu

Khám sức khỏe định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả

2. Tìm hiểu những danh mục khám nên có trong gói khám chuyên sâu

Tùy theo sự phân chia của từng cơ sở y tế, việc sắp xếp các gói khám tổng quát chuyên sâu sẽ có những danh mục khác nhau. Trong đó, các danh mục khám lâm sàng như khám nội khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt… sẽ là nội dung thăm khám bắt buộc nhằm giúp bạn đánh giá chung về tình trạng sức khỏe. 

Bên cạnh đó, gói khám chuyên sâu sẽ có thêm những danh mục khám chuyên khoa nhằm phát hiện, sàng lọc các bệnh lý thường gặp theo độ tuổi. Dưới đây là một số gợi ý danh mục khám nên có khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu.

2.1. Gợi ý gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu dành cho người trưởng thành

20 – 40 là độ tuổi mà cơ thể con người ở giai đoạn phát triển hoàn thiện nhất về mặt thể chất. Về cơ bản, nếu loại trừ yếu tố di truyền và chúng ta chú ý giữ gìn một chế độ sinh hoạt khoa học tốt, bạn sẽ ít có nguy cơ phải đối diện với các vấn đề bệnh lý. Tuy nhiên, giai đoạn này, vẫn sẽ có những vấn đề chăm sóc sức khỏe mà bạn cần lưu tâm, ví dụ như:

– Xét nghiệm máu – nước tiểu: Đây là một xét nghiệm cơ bản có trong nhiều gói khám sức khỏe. Tuy nhiên, 2 xét nghiệm này có vai trò rất lớn trong việc phát hiện các bệnh lý phát sinh do lối sống hiện đại, ví dụ như mỡ máu, gout, đái tháo đường…

– X-quang: Thông qua kết quả chụp X-quang, chúng ta có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường ở phổi.

– Siêu âm ổ bụng và tuyến giáp: Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp kiểm tra và đánh giá tình trạng của các cơ quan như gan, thận, tử cung, buồng trứng, tuyến giáp… 

– Khám sức khỏe sinh sản: Việc khám sức khỏe sinh sản không chỉ dành cho nữ giới mà nên được thực hiện ở cả 2 giới. Các nội dung khi khám sức khỏe sinh sản không chỉ bao gồm việc khám lâm sàng phần phụ mà còn thực hiện thêm nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng của cơ quan sinh dục như soi tươi dịch âm đạo, xét nghiệm tinh dịch đồ… Một số cơ sở y tế sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý di truyền.

– Tầm soát ung thư: Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do ung thư lên tới 70% và nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này chính là việc không thực hiện tầm soát ung thư sớm. Các dạng ung thư nên chú ý tầm soát ở giai đoạn này bao gồm ung thư đại tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư vú và ung thư thư cổ tử cung (với nữ giới).

Tìm hiểu thêm: Khám tổng quát cho bé 2 tuổi: Chi phí, danh mục khám

Tư vấn lựa chọn gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu

Xét nghiệm máu hỗ trợ sàng lọc nhiều bệnh lý

2.2. Danh mục nên có trong gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu cho người cao tuổi

Hệ miễn dịch suy yếu cùng với sự sụt giảm của nội tiết tố khiến người cao tuổi trở thành đối tượng dễ bị bệnh tật tấn công. Người lớn tuổi cần phải thực hiện khám tổng quát định kỳ để có thể theo dõi sức khỏe một cách hiệu quả nhất. Gói khám sức khỏe cho người lớn tuổi nên cả đầy đủ các danh mục khám ở độ tuổi 20 – 40 và bổ sung thêm một số danh mục dưới đây:

– Tầm soát ung thư: Ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư vú – cổ tử cung là những dạng ung thư nên được khám sàng lọc đối với người cao tuổi.

– Đo mật độ xương: Nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi là rất lớn. Đặc biệt là tại Việt Nam, chúng ta không có thói quen bổ sung canxi từ sữa hoặc các chế phẩm từ sữa nên nguy cơ mắc bệnh loãng xương sẽ cao hơn.

– Khám tim mạch: Chứng xơ cứng mạch máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ ở người lớn tuổi. Việc khám tim mạch sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn các nguy cơ gặp biến chứng do bệnh tim mạch.

Tư vấn lựa chọn gói khám sức khỏe tổng quát chuyên sâu

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 13

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nền

3. Lưu ý khi lựa chọn danh mục khám tổng quát chuyên sâu

Các danh mục khám tổng quát chuyên sâu của các cơ sở y tế thường được xây dựng dựa trên thống kê các bệnh lý thường gặp theo lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân là khác nhau và bạn sẽ còn phải cân nhắc thêm về yếu tố tài chính. Do đó, để có thể lựa chọn được gói khám với các danh mục phù hợp nhất, bạn hãy hỏi và tham khảo trước với các bác sĩ.

Vì các danh mục khám trong gói khám chuyên sâu thường khá nhiều nên việc thực hiện thăm khám sẽ mất khá nhiều thời gian. Nếu là một người không có nhiều thời gian hoặc chỉ đơn giản bạn muốn hoàn thiện quy trình khám nhanh nhất có thể, hãy bày tỏ mong muốn này để bạn có thể được tư vấn gói khám phù hợp.

Khám sức khỏe tổng quát là một cơ hội tốt để chúng ta có thể đánh giá toàn diện về sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, để có thể duy trì hiệu quả như mong muốn, bạn cũng cần chú ý thực hiện khám định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *