Trẻ đi ngoài ra máu, do đâu và xử lý thế nào?

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ. Những bệnh lý đó, có thể nguy hiểm, cũng có thể không. Vậy, cụ thể thì trẻ đi ngoài ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào. Bài viết sau chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi đó, đọc ngay bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ đi ngoài ra máu, do đâu và xử lý thế nào?

1. Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh lý gì?

1.1. Trẻ đi ngoài ra máu do các bệnh lý nguy hiểm

Bệnh lý nguy hiểm nhất có thể khiến trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là Polyp đại tràng.

Polyp đại tràng là tổ hợp các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng (ruột già). Bệnh khởi phát từ một hoặc một vài nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, theo phỏng đoán của nhiều chuyên gia, đột biến gen, khiến tế bào niêm mạc đại tràng chỉ sinh mà không diệt, có thể là lý do dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh đi ngoài ra máu, Polyp đại tràng còn có thể khiến trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài),… Tuy nhiên, Polyp đại tràng thời kỳ đầu thường nhỏ, phát triển chậm và không biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, nếu có những triệu chứng trên, rất có thể, Polyp đại tràng ở trẻ đã lớn. Lúc này, để hạn chế nguy cơ polyp đại tràng ác tính hóa thành ung thư, phải loại bỏ chúng ngay.

Trẻ đi ngoài ra máu, do đâu và xử lý thế nào?

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu có thể là do Polyp đại tràng

1.2. Trẻ đi ngoài ra máu do các bệnh lý ít nguy hiểm

1.2.1. Táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân cứng, khô. Tình trạng táo bón có thể phát sinh từ rối loạn cơ chế tống phân, nhu động ruột kém, rối loạn chức năng sàn hậu, chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, các bệnh lý thực thể (nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn), một số bệnh lý toàn thân (bệnh lý thần kinh, vấn đề tâm lý, rối loạn nội tiết, bệnh lý tuyến giáp, bệnh mô liên kết, nhiễm độc chì), dùng một số loại thuốc,… Táo bón kéo dài không được điều trị dứt điểm, có thể khiến trẻ: Sưng tĩnh mạch hậu môn, sa trực tràng,…

1.2.2. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh lý nhiễm trùng đại tràng (nhiễm trùng ruột già). Chỉ một số trường hợp viêm đại tràng xác định được nguyên nhân. Những trường hợp viêm đại tràng còn lại, nguyên nhân khởi phát vẫn còn là bí ẩn. Theo đó, nguyên nhân hình thành viêm đại tràng trong một số trường hợp chủ yếu là chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Đi ngoài ra máu không phải là biểu hiện duy nhất của viêm đại tràng. Ngoài nó, trẻ viêm đại tràng còn đau bụng dữ dội, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), chán ăn, mệt mỏi, suy nhược,… Viêm đại tràng có thể tiến triển đến chít hẹp đại tràng, rò ruột, áp xe đại trực tràng, thủng ruột, phình đại tràng nhiễm độc,…, nếu không được điều trị sớm.

1.2.3. Bệnh Crohn

Khi mắc bệnh Crohn, thành ruột non và ruột già của trẻ bị loét. Yếu tố di truyền đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc trẻ có hay không bị mắc bệnh Crohn. Ngoài nguyên nhân này, chưa có nguyên nhân gây bệnh Crohn nào khác được chuyên gia ghi nhận. Bệnh Crohn có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu: Sốt, loét miệng, đau bụng, chuột rút, đau gần hoặc xung quanh hậu môn, đi ngoài phân lỏng kèm máu. Trẻ mắc bệnh Crohn cần điều trị nghiêm túc, nếu không muốn bị: Tắc ruột, rò hậu môn, ung thư ruột kết,…

Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ tiêu chảy cấp uống thuốc gì?

Trẻ đi ngoài ra máu, do đâu và xử lý thế nào?

Trẻ mắc bệnh Crohn có thể bị sốt, ngoài đi ngoài ra máu

1.2.4. Dị ứng

Ở đây là dị ứng thực phẩm, như sữa và các chế phẩm từ sữa là một ví dụ điển hình. Tình trạng dị ứng gây đi ngoài ra máu ở trẻ là bẩm sinh.

2. Xử lý tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ như thế nào?

Khi trẻ đi ngoài ra máu, các bố mẹ cần bình tĩnh, quan sát lượng máu trong phân, màu sắc của máu và đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để trẻ được thăm khám và chẩn đoán xác định bệnh lý nguyên nhân. Sau thăm khám, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ. Nhiệm vụ của bố mẹ là phải tuân thủ những chỉ định đó. Bên cạnh sử dụng thuốc, trẻ có thể sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Như: Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây, chỉ ăn thực phẩm được chế biến đảm bảo vệ sinh, chín kỹ. Uống đủ nước mỗi ngày,…

Trẻ đi ngoài ra máu, do đâu và xử lý thế nào?

>>>>>Xem thêm: Sốt cao co giật ở trẻ em – Cha mẹ cần lưu ý những gì?

Nếu trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, thăm khám và điều trị với chuyên gia ngay

3. Dự phòng tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ ra sao?

Để dự phòng tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý:

– Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

– Không cho bé ăn các thực phẩm cay, lên men, thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc đã có mùi mốc.

– Không cho trẻ ăn những thức ăn vỉa hè, những đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh.

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn

– Thức ăn của trẻ cũng cần phải được chế biến chín kỹ, thực phẩm an toàn.

– Cha mẹ cần theo dõi và chú ý tới chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Cần đưa bé đi khám và điều trị ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Phía trên là những bệnh lý có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu. Để biết thêm thông tin chi tiết về những bệnh lý này, liên hệ Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *