Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trẹo chân thường gặp ở cổ chân, khiến người bệnh đau đớn, hạn chế khả năng vận động. Trong trường hợp nặng trẹo chân cần được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay những cách chữa trẹo chân nhanh khỏi nhất tại nhà.

Bạn đang đọc: Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trẹo chân là gì?

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trẹo chân thường xảy ra khi chơi thể thao, vận động mạnh,….

Trẹo cổ chân thường gặp khi xảy ra những chấn thương va chạm, té ngã hoặc tai nạn… khiến cho các khớp, gân cơ và dây chằng tổn thương, bong gân, thậm chí là sai khớp. Khi bị trẹo chân, mức độ nhẹ người bệnh có thể chỉ bị căng giãn dây chằng quanh khớp, nặng hơn có thể xuất hiện những tổn thương rách, đứt dây chằng, tụ máu quanh khớp thậm chí trật khớp…

Khi bị giãn dây chằng quanh khớp cổ chân, người bệnh thường có cảm giác đau đớn, sưng nề nhẹ vùng khớp, hạn chế khả năng đi lại. Khi bị tổn thương dây chằng quanh khớp, trật khớp, người bệnh thường bị sưng nề nhiều vùng khớp, đau nhiều, mất vận động, bệnh nhân không đi lại được. Trẹo chân sưng mắt cá chân cũng là hậu quả thường gặp phải.

Hình ảnh bị trẹo chân

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trẹo chân có thể gây trật khớp, gây phù nề

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trẹo chân cũng có thể làm bong gân, giãn dây chằng,….

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp dạng thấp có phải kiêng tanh không?

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trẹo chân làm hạn chế khả năng vận động

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trong trường hợp trẹo chân gây trật khớp, bạn cần băng bó cố định khớp

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Nếu trẹo chân gây ra hiện tượng đau ở vùng cổ chân, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động mạnh gây ảnh hưởng xấu đến vùng cổ chân. Nếu trẹo chân dẫn đến tình trạng trật khớp, giãn dây chằng hay bong gân,… bạn có thể áp dụng cách chữa trẹo chân hiệu quả dưới đây:

Cách chữa trẹo chân hiệu quả tại nhà

Nếu trẹo chân không gây ra hậu quả lớn bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp như:

Hạn chế vận động

Nếu trẹo chân bị bong gân thì sẽ gây cảm giác đau đớn, nhiều trường hợp còn bị sưng phù lên. Nếu cố tình vận động thì vết bong gân sẽ bị ảnh hưởng thậm chí còn nặng hơn. Do vậy, bạn nên hạn chế tác động lên vết thương. Bằng cách băng bó, dùng nẹp cố định để đảm bảo vị trí bị bong gân không gặp thêm tác động từ bên ngoài.

Chườm đá lạnh

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Chườm lạnh là phương pháp phổ biến để điều trị tại nhà khi bị trẹo chân nhẹ

Chườm lạnh là một trong những biện pháp được bác sĩ khuyên nên áp dụng tại chỗ vào vùng da bị trẹo chân, bong gân trật khớp. Đây là cách làm tê liệt vị trí tổn thương, giúp giảm cảm giác đau,hạn chế bị sưng phù chân hiệu quả.

Xoa bóp trị bong gân, trật khớp, trẹo cổ chân

Xoa bóp khi bị treo chân là biện pháp được lưu truyền trong dân gian từ lâu, đã có rất nhiều người áp dụng để cải thiện tình trạng bị trật khớp, trẹo chân, bong gân khá hiệu quả. Xoa bóp giúp nắn các khớp xương bị trật về đúng vị trí ban đầu của nó. Mặc dù vậy, cách chữa trẹo chân này thường chỉ áp dụng với trường hợp nhẹ. Nếu khi bị trẹo cổ chân nặng thì người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ chứ không được tự ý xoa bóp vì như vậy sẽ có thể gây tác dụng ngược.

Cách chữa trẹo cổ chân khi nặng

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

>>>>>Xem thêm: Thoát vị địa đệm: phân loại, triệu chứng và điều trị

Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có phương pháp chữa trẹo cổ chân phù hợp

Nếu bị trẹo chân dẫn đến trật khớp bác sĩ sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ nặng của tổn thương mà có biện pháp xử trí. Bác sĩ có thể thử một số biện pháp nhẹ nhàng để đưa xương trở lại đúng vị trí ban đầu. Sau đó khớp có thể được nẹp hoặc băng cố định trong vài tuần, bệnh nhân sẽ được

Nếu nếu trẹo chân gây trật khớp đơn giản không kèm theo tổn thương dây thần kinh hoặc phần mềm, khớp sẽ trở lại bình thường hoặc gần bình thường. Tuy nhiên nếu vận động khớp trở lại quá sớm hay quá mạnh có thể khiến khớp bị thương hoặc bị trật lại.

Trong một số trường hợp bị trẹo cổ chân bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nếu xuất hiện tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh hoặc không thể nắn khớp về vị trí bình thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *