Ngoài chất lượng dịch vụ thì chi phí khi nhổ răng khôn cũng là một trong những vấn đề mà nhiều bạn quan tâm khi nhổ răng khôn. Vậy nhổ răng khôn bao nhiêu tiền, hãy cùng điểm danh những phương pháp nhổ răng khôn và chi phí tham khảo sau đây.
Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?
1. Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào từng phương pháp và mức độ phức tạp của từng kiểu răng khôn mọc lệch mà chi phí nhổ răng cũng có sự khác biệt rõ rệt.
Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền là vấn đề nhiều người quan tâm
1.1. Nhổ răng khôn bằng phương pháp khoan cắt truyền thống
Đây là phương pháp nhổ răng khôn truyền thống và hiện nay vẫn còn được sử dụng rất phổ biến. Phương pháp nhổ răng khôn này cũng là phương pháp có chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Với phương pháp nhổ răng khôn truyền thống, người bệnh cần được bác sĩ sử dụng thuốc tê để vô cảm vùng nhổ răng. Thuốc gây tê sẽ gây nên tác động đến hệ thần kinh tại khu vực răng khôn giúp làm mất đi tạm thời cảm giác đau đớn trong quá trình thực hiện. Hiện nay, gây tê khi nhổ răng khôn có hai hình thức là gây tê bề mặt và gây tê tại chỗ bằng tiêm. Gây tê bề mặt thường được áp dụng khi răng khôn dễ xử lý, chân nông. Gây tê bằng tiêm thường áp dụng khi quá trình nhổ răng khôn phức tạp hơn.
Với phương pháp nhổ răng truyền thống, chi phí nhổ răng thường dao động từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng (chưa áp dụng mức chi phí giảm trừ BHXH hay BHBL). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi xử lý răng mọc lệch , số lượng răng cần xử lý mà chi phí nhổ răng có sự khác biệt. Dưới đây là một số trường hợp nhổ răng khôn điển hình:
– Răng khôn mọc thẳng
– Răng khôn mọc lệch mức độ 1: hơi lệch, không mọc ngang, không ảnh hưởng tới các răng khác
– Răng khôn mọc lệch mức độ 2: thường là các răng khôn mọc ngầm, mọc ngang, phát triển làm xô lệch các răng số 7 xung quanh. Trong nhiều trường hợp, răng khôn mọc ngang khiến răng số 7 vị viêm nghiêm trọng hoặc hình thành các nang chân răng, dẫn đến phải nhổ bỏ cả răng số 7.
– Răng khôn mọc lệch mức độ 3: răng khôn mọc ngầm và chân răng khó xử lý, xuất hiện biến chứng răng khôn.
Trong một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng gây mê toàn thân để thực hiện. Khi đó, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ gây mê kỹ lưỡng, thử phản ứng gây mê trước khi thực hiện. Chi phí nhổ răng sẽ được cộng thêm chi phí gây mê tùy thuộc vào từng địa chỉ thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cạo vôi răng bị ê buốt
Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống
1.2. Nhổ răng khôn siêu âm bằng phương pháp Piezotome
Nhổ răng khôn siêu âm Piezotome là phương pháp phẫu thuật nhổ răng khôn hiện đại nhất hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm Piezotome tác động trực tiếp lên phần răng bị loại bỏ (mô cứng) và hoàn toàn không ảnh hưởng tới xương hàm và các mô mềm để làm răng khôn giảm độ bám chắc và dễ dàng loại bỏ. Tuy thời gian nhổ răng siêu âm có thể lâu hơn phương pháp nhổ răng truyền thống một chút, song phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Hạn chế tối đa tình trạng sưng nề sau nhổ răng, trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng cường độ sưng đau và khít hàm có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt.
– Tác động chính xác và có chọn lọc vào vị trí răng khôn, hạn chết tối đa những ảnh hưởng tới hàm răng do nhiệt, từ đó bảo vệ tối đa các cấu trúc mô xung quanh răng khôn và giảm thiểu rõ rệt chảy máu răng.
– Tác động của sóng siêu âm Piezotome làm giảm đáng kể những nguy cơ ảnh hưởng tới dây thần kinh và mạch máu nằm dưới chân răng. Chính vì thế mà các biến chứng như liệt mặt, chảy máu sau phẫu thuật nhổ răng xuất hiện với tỷ lệ rất rất thấp so với phương pháp nhổ truyền thống.
– Giảm căng thẳng và sợ hãi cho người bệnh chỉ cảm nhận được hơi rung, khác biệt hẳn so với tiếng máy cắt, khoan và nhổ răng của phương pháp thông thường.
– Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm sau nhổ răng tốt hơn.
Chính bởi những ưu điểm trên mà phương pháp nhổ răng siêu âm Piezotome thường có chi phí cao hơn so với phương pháp nhổ răng truyền thống sử dụng gây tê, gây mê. Tương tự như các phương pháp khác, chi phí nhổ răng bằng siêu âm Piezotome cũng có dao động tùy thuộc mức độ khó và phức tạp của nhổ răng. Chi phí nhổ răng khôn bằng phương pháp nhổ siêu âm Piezotome từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng chưa bao gồm các phát sinh điều trị nếu có.
>>>>>Xem thêm: Những yếu tố khiến răng dễ bị sâu
Nhổ răng khôn siêu âm Piezotome
2. Làm thế nào để giảm thiểu chi phí cho việc nhổ răng khôn?
Một chiếc răng khôn mọc lệch sẽ tổn của bạn bao nhiêu chi phí? Nhiều bạn luôn nghĩ rằng khoản chi phí này chỉ có giá tiền đi nhổ răng. Trên thực tế, nhổ răng khôn còn phát sinh rất nhiều khoản chi phí khác như:
– Điều trị viêm lợi: trong trường hợp răng khôn gây viêm, cần điều trị viêm hoàn toàn trước khi nhổ).
– Chăm sóc phục hồi sau nhổ răng
Chính vì thế, để việc nhổ răng khôn tiết kiệm chi phí nhất, bạn đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây:
– Thăm khám răng miệng định kỳ đừng quên chụp XQuang răng để phát hiện sớm những răng khôn có nguy cơ mọc lệch. Trong nhiều trường hợp, thay đợi đến khi răng khôn mọc chồi lên, sưng đau hàm mới nhổ, bạn hoàn toàn có thể “xử đẹp” khi “hắn” có dấu hiệu mọc. Tránh tình trạng răng quá đau, nhiễm trùng có mủ mới đến bệnh viện, khi đó vừa đau lại vừa tốn phí điều trị đấy!
– Hãy chọn các địa chỉ nhổ răng khôn uy tín và chất lượng. Lý do là để đảm bảo an toàn, chống nhiễm trùng và các nguy cơ khác có thể xảy ra.
– Ngoài ra, đừng quên sử dụng bảo hiểm y tế để được hỗ trợ. Tại nhiều địa chỉ điều trị răng hàm mặt, đặc biệt là tại các bệnh viện có áp dụng thanh toán và chi trả bảo hiểm y tế cho người bệnh. Đây chính là chi phí được Nhà nước hỗ trợ đối với những bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, một số loại bảo hiểm bảo lãnh cũng chi trả cho người bệnh khoản chi phí này. Chính vì thế đừng quên hỏi nhân viên thu ngân ngay từ khi làm thủ tục thực hiện thăm khám nhé.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề việc nhổ răng khôn bao nhiêu tiền. Hi vọng rằng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về các phương pháp nhổ răng khôn và có lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.