Gãy chân bao lâu đi được, tập luyện như thế nào đúng cách là thắc mắc của nhiều người bị gãy xương chân muốn hồi phục nhanh. Theo đó, phải mất vài tuần thậm chí hàng tháng, xương chân mới có thể liền lại sau gãy chân ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đi lại. Do vậy nhiều người đặt ra thắc mắc gãy chân bao lâu đi được và cách tập luyện như thế nào để được nhanh hồi phục. Để có thêm thông tin về vấn đề này , mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Gãy chân bao lâu đi được & Cách tập đi cho người gãy chân?
1. Giai đoạn liền xương tự nhiên
Quá trình liền xương tự nhiên khi bị gãy chân bao gồm 3 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn viêm
Khi xương gãy, máu chảy và xảy ra tình trạng viêm, kéo dài trong vài ngày. Máu sẽ chảy vào khu vực xương gãy, gây viêm và đông máu tại chỗ.
1.2. Giai đoạn sửa chữa
Trong giai đoạn sửa chữa xương, cục máu đông do viêm được thay thế bởi mô sợi và sụn (gọi là mô sẹo mềm). Các mô sẹo mềm sẽ phát triển thành mô sẹo cứng và có thể nhìn thấy qua chụp X quang sau khi gãy xương vài tuần. Giai đoạn này quyết định thời gian lành lại và đi được của người bị gãy xương chân.
Giai đoạn sửa chữa quyết định thời gian lành lại và đi được của người bị gãy xương chân.
1.3. Giai đoạn tái tạo
Sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa, xương sẽ bước vào giai đoạn tái tạo lại hình dạng và sức mạnh ban đầu. Lúc này lưu thông máu cũng được cải thiện. Đây là thời điểm bạn nên tập đi để quá trình tái tạo xương được hoàn thiện.
2. Gãy chân bao lâu đi được?
2.1. Thắc mắc về thời gian hồi phục
Khi bị gãy xương chân mọi người sẽ thường hay thắc mắc: gãy chân bao lâu đi được, gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được, gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, gãy mắt cá chân bao lâu đi được, gãy chân sau bao lâu đi được,….
Ngay cả sau khi liền xương, người bị gãy chân cũng chưa thể đi lại bình thường được do chân phải bất động và cố định trong thời gian dài. Để xác định thời gian hồi phục cũng như khả năng đi lại của chân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
2.2. Các yếu tố xác định
– Mức độ tổn thương như gãy xương kín, rạn xương, ít di lệch thì chân sẽ mau chóng hồi phục và có thể đi lại nhanh hơn.
– Phương pháp điều trị như đóng đinh, nẹp vít, bó bột,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh gãy xương.
– Cơ sở thực hiện giúp quy trình điều trị gãy xương chân diễn ra chính xác và hiệu quả, càng lựa chọn các bệnh viện uy tín thì thời gian phục hồi càng được rút ngắn, giảm thiểu biến chứng.
– Nghỉ ngơi đúng mức, ăn uống điều độ sẽ giúp xương mau liền và nhanh chóng đi lại được.
– Tập luyện là yếu tố quan trọng để người bệnh sớm đi lại được. Trong quá trình liền xương, người bệnh có thể bắt đầu tập luyện đi lại hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ để sớm đi lại được.
Như vậy, thời gian hồi phục chức năng ở chân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu điều chỉnh hiệu quả các yếu tố này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn nhất là phương pháp tập luyện.
3. Cách tập đi cho người bị gãy chân
Gãy chân bao lâu đi được phụ thuộc vào quá trình tập luyện hằng ngày của người bệnh. Cách tập đi cụ thể là:
– Có thể dùng nạng gỗ để tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu nạng nên tựa vào bên lồng ngực thay vì tì vào nách.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng tennis elbow là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Gãy chân bao lâu đi được phụ thuộc vào quá trình tập luyện hằng ngày của người bệnh
– Dáng đi thẳng, không khom người, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai vai bằng nhau.
– Tập bước đi với 3 điểm tựa, chú ý không tỳ hoặc tỳ nhẹ với cường độ tăng dần lên chân bị gãy.
– Mũi nạng và chân lành của người bệnh tạo thành hình tam giác. Sử dụng nạng đưa từ 10 – 30 cm, giữ thăng bằng ở đầu nạng, bước chân lành trước rồi bước tiếp. Tập dần cho đến khi xương đã gần liền vững.
– Không nên dùng gậy chống bên chân gãy vì có thể làm dáng đi bị xấu ngay cả sau khi đã hồi phục. Khi xương đã liền lại hẳn, có thể bỏ nạng và tập đi bình thường.
4. Lưu ý cho người bị gãy chân
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, chất độ dinh dưỡng để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp xương chắc khỏe và cải thiện dáng đi, phòng tránh thành tật về sau.
>>>>>Xem thêm: Xương sườn người có bao nhiêu cái và có chức năng gì?
Ttập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp xương chắc khỏe và cải thiện dáng đi, phòng tránh thành tật về sau.
Cụ thể, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Với những trường hợp gãy xương chân, nên kê cao chân ở mức vừa phải để máu tại vị trí bị thương trở về tim dễ dàng hơn và giảm tình trạng sưng, phù nề.
– Nên cử động các khớp xung quanh chẳng hạn như khớp ngón chân để phòng tránh tình trạng cứng khớp. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên thay đổi điểm tỳ liên tục để phòng ngừa tình trạng lở loét.
– Cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đối với trường hợp bó bột hoặc nẹp.
– Cần cung cấp cho bệnh nhân một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng. Cần ưu tiên những thực phẩm có lợi cho sự phát triển xương khớp, chẳng hạn như cá hồi, thịt, trứng sữa hay các loại rau củ. Đồng thời cần tránh rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
– Tập vận động theo những hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để xử trí sớm những bất thường nếu có.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.