Bé bị viêm xoang thường khó nhận biết hơn so với người lớn. Cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu viêm xoang ở trẻ và điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Bé bị viêm xoang phải làm sao? Cha mẹ cần nhận biết
Dấu hiệu viêm xoang ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ bị viêm xoang thường có một số dấu hiệu điển hình dễ nhận biết như:
Trẻ bị ngứa mũi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi: Khi bị viêm xoang trẻ thường bị ngứa mũi, thò tay ngoáy mũi và sỗ mũi, nghẹt mũi làm con rất khó chịu. Những trẻ nhỏ chưa nói được thường la khóc trẻ phải thở bằng miệng. Dịch mũi của trẻ có màu vàng hoặc xanh, đôi ki kèm theo mủ và có mùi hôi khó chịu.
Nghẹt mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang
Nhức đầu và ho: Trẻ kêu đau nhức đầu và thường xuyên ho. Đặc biệt ho nhiều vào ban đêm. Đó là những triệu chứng khá đặc trưng viêm xoang mũi ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Khó thở và sốt: Do lỗ thông xoang bị tắc nghẹt vì vậy khí không thể lưu thông dễ dàng dẫn đến tình trạng khó thở cho trẻ. Lúc này trẻ phải há mồm thở, nhất là lúc ngủ. Tình trạng viêm còn dẫn tới sốt nặng hoặc nhẹ.
Sưng mặt: Trẻ có thể bị sưng một số vị trí trên khuôn mặt hoặc sưng nhẹ cả khuôn mặt làm trẻ đau khi sờ tay vào.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu thủy đậu biến chứng nguy hiểm ở trẻ bố mẹ lưu ngay
Bệnh viêm xoang ở trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả
Các biểu hiện khác: Những biểu hiện khác có thể thấy ở trẻ bị viêm xoang mũi là hơi thở có mùi hôi, trẻ biếng ăn không chịu chơi, cơ thể trẻ mệt mỏi, suy nhược.
Viêm xoang ở trẻ em có gây biến chứng không?
Viêm xong ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biến chứng viêm màng não, ápxe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.
Trẻ bị viêm xoang phải làm sao?
Khi nghi trẻ bị viêm xoang hay nói đúng hơn là thấy cháu nghi mắc bệnh về tai, mũi, họng cần đưa cháu đến khám bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai -mũi – họng để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết. Tránh trường hợp để lâu khiến bé bị viêm xoang mãn tính, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng phương pháp dân gian rửa mũi bằng nước muối sinh học sát trùng tại nhà cho bé. Cách làm rất đơn giản chỉ cần ngửa đầu ra sau nhỏ lần lượt từng bên mũi rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản
Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị viêm xoang hiệu quả
Phòng bệnh viêm xoang ở trẻ em như thế nào?
Viêm xoang ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh cơ hội sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắc bệnh viêm xoang nên quan tâm một số vấn đề sau đây:
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
– Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm, không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng… Khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúng liều.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.