Hen suyễn là gì? 6 cách để kiểm soát bệnh

Mặc dù chúng ta không thể chữa khỏi bệnh hen suyễn nhưng chúng ta có thể kiểm soát được nó. Cùng tìm hiểu hen suyễn là gì và cách để kiểm soát bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Hen suyễn là gì? 6 cách để kiểm soát bệnh

1. Bệnh hen suyễn và các thông tin quan trọng

1.1 Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn xảy ra khi bạn có ba điều thay đổi sau đây trong đường hô hấp:

– Sưng bên trong đường thở.

– Chất nhầy dư thừa làm tắc nghẽn đường thở.

– Các cơ thắt chặt và siết chặt quanh đường thở.

Tình trạng sưng tấy, tắc nghẽn bởi nhầy và co thắt quá mức của các cơ trơn sẽ làm cho đường thở nhỏ hơn hoặc hẹp hơn. Từ đó khiến không khí khó lưu thông dễ dàng qua đường thở, từ đó dẫn đến các triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho.

Hen suyễn là gì? 6 cách để kiểm soát bệnh

Hen suyễn là gì? Nó được biết đến với tên gọi khác là hen phế quản. Bệnh gây tắc nghẽn đường thở, và gây ra những cơn hen bùng phát nguy hiểm

1.2 Sự nguy hiểm của hen suyễn nếu không điều trị kịp thời là gì?

Hiểu được bệnh hen suyễn là gì thì chắc hẳn bạn đọc cũng sẽ hình dung được mức độ nguy hiểm của người bệnh có khả năng đối mặt khi đường thở bị làm hẹp, tắc nghẽn. Mặc dù là bệnh có thể được kiểm soát nhưng hen phế quản vẫn là bệnh lý có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng. Đây là lý do tại sao việc tuân thủ điều trị theo kế hoạch và không bỏ qua các triệu chứng nếu chúng trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh hen suyễn được kiểm soát không tốt có thể gây ra các vấn đề như sau:

– Mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm

– Không thể đến nơi học tập và làm việc

– Viêm phổi, nhiễm trùng phổi

– Cơn hen nặng có thể đe dọa tính mạng…

2. 6 Lời khuyên quản lý bệnh hen suyễn theo khuyến cáo của WHO

2.1 Nhận biết các triệu chứng của cơn hen

Ho, khó thở, thở khò khè đều là những dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn của bạn không được kiểm soát tốt. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng của mình ngày càng trầm trọng hơn, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng ống hít thuốc giảm đau, có miếng đệm trên ống hít hen suyễn để giúp mở đường thở tốt hơn.

2.2 Xác định và tránh các yếu tố kích hoạt cơn hen

Các tác nhân phổ biến kích hoạt cơn hen bao gồm khói, bụi, nhiễm virus, phấn hoa, thay đổi thời tiết, lông động vật, hoặc mùi hương nồng nặc. Xác định được yếu tố nào tác động đến bạn và cố gắng tránh xa nếu có thể sẽ giúp hạn chế việc cơn hen bị kích hoạt. Nếu không thể, hãy đảm bảo rằng bạn có sẵn ống hít thuốc giảm đau.

2.3 Hiểu về sử dụng loại thuốc hít

Thuốc hít là một phương pháp điều trị chính, có hiệu quả và an toàn cho người bệnh hen suyễn, giúp người bệnh có một cuộc sống năng động, bình thường.

Thuốc hít có thể giúp giảm các triệu chứng khi chúng xảy ra (thuốc hít giảm đau), và ngăn chặn các triệu chứng phát triển (thuốc hít dự phòng). Một số bệnh nhân cần có ống hít có cả hai tác dụng như trên gọi là ống hít kết hợp.

Hầu hết người mắc bệnh hen suyễn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hít giảm đau nhằm mở rộng đường hô hấp, cải thiện lồng không khí ra vào phổi. Người bệnh sử dụng loại thuốc này khi có triệu chứng để cải thiện cơn hen bùng phát. Thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng của người bệnh hen phế quản trong vòng vài phút.

Thuốc hít dự phòng được sử dụng mỗi ngày để giảm viêm và độ nhạy cảm ở đường hô hấp, từ đó các triệu chứng có thể được cải thiện và người bệnh giảm nguy cơ bị cơn hen nặng. Một điều quan trọng của loại thuốc này là cần sử dụng ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng.

Nếu việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc dự phòng không kiểm soát được bệnh hen suyễn của bạn, bạn có thể cần một loại thuốc hít kết hợp cả hai. Thuốc hít kết hợp được sử dụng hàng ngày để giúp ngăn chặn các triệu chứng xảy ra và giúp giảm đau lâu dài nếu chúng xảy ra. Điều quan trọng là phải sử dụng thuốc thường xuyên, ngay cả khi người bệnh hen phế quản không có triệu chứng.

2.4 Sử dụng miếng đệm trên ống hít hen suyễn

Miếng đệm trên ống hít hen suyễn là một buồng nhựa kết nối ống ở ở một đầu với miệng thông qua ống ngậm hoặc mặt nạ ở đầu kia. Với sự hỗ trợ của miếng đệm, thuốc hít đến được các đường hô hấp nhỏ trong phổi và hoạt động tốt hơn. Miếng đệm giúp thuốc có nhiều thời gian hơn để hít vào, và cần ít sự phối hợp hơn. Nếu không có sự hỗ trợ của miếng đệm, người bệnh phải hít một hơi thật sâu và ấn ống hít cùng lúc. Thuốc hít sẽ thường đọng lại trong miệng hoặc cổ họng và không có tác dụng.

Một số loại ống hít chẳng hạn như ống hít bột khô không cần đến miếng đệm. Hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu loại thuốc của bạn sử dụng và bạn có cần sử dụng miệng đệm trên ống hít để quá trình thuốc đi vào đường hô hấp dễ dàng hơn hay không.

Tìm hiểu thêm: 3 nguyên nhân gây khó thở ở người cao tuổi cần lưu ý

Hen suyễn là gì? 6 cách để kiểm soát bệnh

Sử dụng ống hít đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ

2.5  Chú ý việc đến thay đổi lối sống

Ngoài việc xác định các yếu tố gây hen phế quản, sử dụng thuốc đúng cách, người bệnh cũng cần chú ý những điều đơn giản nhưng hữu ích trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để cải thiện triệu chứng hen suyễn.

– Kiểm tra trước khi sử dụng tất cả các loại thuốc khác xem có phù hợp với người mắc bệnh hen suyễn hay không. Cần tham vấn dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

– Không hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và tần suất của các triệu chứng.

– Ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ.

– Nên tiêm phòng cúm hàng năm để tránh virus xâm nhập gây kích ứng, viêm đường hô hấp…

– Kiểm soát chứng ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu có.

2.6 Kiểm tra, theo dõi bệnh thường xuyên

Tuân thủ điều trị và thực hiện đầy đủ lịch trình thăm khám với bác sĩ điều trị của bạn để được theo dõi, đánh giá mức độ bệnh, việc kiểm soát bệnh và triệu chứng hen suyễn đã đúng cách hay chưa, tần suất các cơn hen diễn ra như thế nào, tác dụng phụ của thuốc nếu có…

Hen suyễn là gì? 6 cách để kiểm soát bệnh

>>>>>Xem thêm: Thuốc điều trị bệnh hen suyễn và những lưu ý khi sử dụng

Theo dõi hen phế quản định kỳ với bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh nên ghi lại thông tin về liều lượng thuốc giảm đau lâu dài và nhanh chóng sử dụng mỗi ngày, mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng diễn biến, thời gian trong ngày các triệu chứng xảy ra, khó khăn trong hoạt động vì triệu chứng hen, kết quả kiểm tra chức năng phổi, các lần cấp cứu vì cơn hen suyễn… Dựa vào các thông tin trong nhật ký hành trình hay kế hoạch điều trị hen suyễn hay hen phế quản, bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc hiểu và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Trên đây là thông tin về bệnh hen suyễn là gì và các cách để quản lý kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả. Điều trị đúng cách sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc ngăn ngừa các biến chứng ngắn hạn và dài hạn do hen suyễn gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *