Hiểu đúng về quy định khám sức khỏe cho nhân viên

Hiện tại, có khá nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ. Trong đó, có 3 quy định khám sức khỏe cho nhân viên mà người làm nhân sự hay lãnh đạo doanh nghiệp nhất định phải biết.

Bạn đang đọc: Hiểu đúng về quy định khám sức khỏe cho nhân viên

1. Theo quy định khám sức khỏe cho nhân viên nên thực hiện bao nhiêu lâu 1 lần?

Đa số chúng ta thường hiểu việc khám sức khỏe định kỳ nhân viên chỉ cần thực hiện 1 lần/năm. Nhưng trên thực tế, cách hiểu này không thực sự đúng theo quy định của pháp luật.

1.1. Quy định về tần suất khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ 

Theo quy định tại Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe cho toàn bộ người lao động 1 lần/năm. Đối tượng được hưởng chế độ khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ bao gồm nhân viên chính thức, nhân viên học nghề và tập nghề.

Thời gian tổ chức hoạt động khám sức khỏe định kỳ không được quy định cụ thể. Do đó, các doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn thời gian thăm khám phù hợp với kế hoạch hoạt động của công ty. 

1.2. Quy định khám sức khỏe cho nhân viên đối với những trường hợp đặc biệt

Bên cạnh quy định khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm, có những đối tượng người lao động sẽ được hưởng chế độ khám định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Cụ thể: 

– Người lao động làm các nghề nghiệp có tính chất nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc.

– Người lao động chưa đủ 18 tuổi (dưới 18 tuổi).

– Người lao động lớn tuổi (người lao động tiếp tục làm việc khi đã quá độ tuổi lao động).

– Người lao động là đối tượng người khuyết tật.

Trong đó, danh mục các nghề nghiệp có tính chất nặng nhọc, độc hại được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH gồm một số lĩnh vực dưới đây:

– Khai tháng khoáng sản

– Hóa chất

– Cơ khí, luyện kim

– Vận tải

– Da giày, dệt may

– Dự trữ quốc gia

– Thủy lợi

Hiểu đúng về quy định khám sức khỏe cho nhân viên

Người lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng quyền lợi khám sức khỏe 2 lần/năm

2. Các danh mục khám bắt buộc khi thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp

Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, các danh mục khám bắt buộc phải có đối với các gọi khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bao gồm:

– Thông tin y tế: Họ và tên, ngày sinh, quá trình công tác, tiền sử bệnh của gia đình và cá nhân, tiền sử bệnh nghề nghiệp (nếu có)…

– Khám thể lực: Đo các chỉ số chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, chỉ số BMI

– Khám lâm sàng: Khám Nội khoa – ngoại khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu,  khám sản – phụ khoa (đối với người lao động nữ).

– Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, X-quang và các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp, doanh nghiệp là đơn vị có bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành thì nội dung khám sức khỏe doanh nghiệp sẽ được thực hiện dựa trên nội dung khám sức khỏe của chuyên ngành đó.

Tìm hiểu thêm: Khám bệnh dạ dày các bệnh liên quan đến dạ dày

Hiểu đúng về quy định khám sức khỏe cho nhân viên

Xét nghiệm máu là một danh mục khám bắt buộc khi khám sức khỏe doanh nghiệp

3. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Các chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, những quy định liên quan tới chi phí thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một trong những thông tin mà doanh nghiệp không nên bỏ qua.

3.1. Trách nhiệm thanh toán chi phí theo quy định khám sức khỏe cho nhân viên

Theo quy định, toàn bộ chi phí cho hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ sẽ do người sử dụng lao động chi trả. Tổng chi phí mà người sử dụng lao động chi cho hoạt động này sẽ được hạch toán, giảm trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 

Như vậy, khi tham gia khám sức khỏe định kỳ do doanh nghiệp tổ chức, người lao động không phải chi trả bất kỳ một chi phí nào. Đây là quyền lợi chính đáng dành cho người lao động.

Trong một số trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp đứng ra tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, doanh nghiệp có thể thanh toán chi phí khám sức khỏe theo quy định của đơn vị. Người lao động có thể chủ động đi khám và thanh toán hóa đơn với doanh nghiệp sau khi cung cấp đầy đủ giấy tờ theo quy định. Một phương án khác, doanh nghiệp có thể cộng thêm chi phí khám sức khỏe vào kỳ lương thưởng cho nhân viên.

Hiểu đúng về quy định khám sức khỏe cho nhân viên

>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm các dấu hiệu gãy xương mác để điều trị kịp thời

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức và chi trả chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

3.2. Xác định chi phí khám sức khỏe cho nhân viên

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nước chỉ định cụ thể mức chi phí cho hoạt động khám sức khỏe kỳ doanh nghiệp. Thay vào đó, chúng ta có quy định chung về xác định chi phí cho các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp.

Các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp bao gồm khám sức khỏe, hiếu hỉ, nghỉ mát hàng năm, đào tạo nhân viên… Tổng chi phí cho các hoạt động này không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế của doanh nghiệp (tính trong năm tính thuế). Trong đó, tháng lương bình quân thực tế được tính bằng tổng tiền lương mà doanh nghiệp đã chi trả (tính đến thời điểm thực hiện quyết toán) chia đều cho 12 tháng.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có mức chi riêng cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ. Dựa trên mức chi phí cho các hoạt động phúc lợi chung của công ty, doanh nghiệp cần cân đối chi phí khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo được hiệu quả của hoạt động và cân bằng với chi phí của các hoạt động phúc lợi khác.

Việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là một hoạt động ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy định cơ bản trong việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *