Viêm gan A là một trong những loại viêm gan siêu vi phổ biến nhất thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 90% bệnh nhân viêm gan A là trẻ nhỏ trên 10 tuổi. Viêm gan A không được điều trị kịp thời có thể biến chứng đến suy gan. Vậy, làm để nào để phòng tránh viêm gan A cho trẻ, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Những lưu ý về phòng tránh viêm gan A cho trẻ bố mẹ cần biết
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Viêm gan A hay viêm gan siêu vi A là bệnh lý nhiễm trùng gan cấp tính, phát sinh do virus viêm gan A (HAV). Khi mắc viêm gan A, các tế bào biểu mô gan bị tổn thương, chức năng gan vị ảnh hưởng.
Viêm gan A có thể khởi phát ở bất cứ ai. Mặc dù vậy, nếu có một hoặc một vài yếu tố sau, nguy cơ trẻ nhiễm viêm gan A là cao hơn so với bình thường: Thứ nhất, trẻ sinh trưởng trong khu vực địa lý bùng phát hoặc trong gia đình trẻ có bệnh nhân viêm gan A. Thứ hai, trẻ miễn dịch kém hoặc suy giảm. Thứ ba, trẻ rối loạn đông máu.
Viêm gan A phát sinh do virus viêm gan A (HAV)
2. Phương thức lây nhiễm
Viêm gan A lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa (đường miệng – hậu môn), tức trẻ có thể mắc viêm gan A khi sử dụng đồ ăn – thức uống chứa virus. Cụ thể, một số phương thức lây nhiễm viêm gan A phổ biến chúng ta có thể kể đến ở đây là:
– Trẻ dung nạp thực phẩm được chế biến bởi bệnh nhân viêm gan A, không tuân thủ khuyến cáo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Trẻ dung nạp thủy – hải sản sống được đánh bắt từ sông, ngòi, ao, hồ, biển, các vùng nước ô nhiễm.
– Trẻ uống nước nhiễm virus viêm gan A.
– Trẻ sử dụng chung đồ đạc cá nhân với bệnh nhân viêm gan A.
Ngoài ra, viêm gan A cũng có thể lây nhiễm qua đường máu. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm viêm gan A qua đường máu là rất thấp vì rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu.
2. Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện viêm gan A thường xuất hiện đột ngột sau 2 – 4 tuần trẻ nhiễm virus. Theo đó, những biểu hiện đó là: Mệt mỏi (khi nhiễm viêm gan A, chức năng gan của trẻ suy giảm, các chất độc không được đào thải hiệu quả, khiến trẻ mệt mỏi, uể oải,…); sốt; vàng mắt, vàng da (mức độ vàng mắt, vàng da có thể khác nhau ở mỗi trẻ, tùy thuộc tình trạng bệnh lý viêm gan A); rối loạn tiêu hóa (bao gồm các biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,…); nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu; đau cơ – xương – khớp (là biểu hiện tương đối ít gặp, chỉ có ở khoảng 10% trẻ viêm gan A, nhưng lại là dấu hiệu cho thấy viêm gan A đang diễn biến nặng, phức tạp).
Tìm hiểu thêm: Trẻ nhỏ còi xương là gì: Giải đáp chi tiết cho bố mẹ
Một trong những dấu hiệu nhận viết viêm gan A là sốt
Không phải trẻ viêm gan A nào cũng có đầy đủ các biểu hiện bệnh lý phía trên. Như vàng mắt, vàng da là một triệu chứng đặc trưng của viêm gan A, cũng chỉ có 10% trẻ nhỏ viêm gan A có triệu chứng này. Tỷ lệ trẻ lớn và người trưởng thành viêm gan A vàng mắt, vàng da thì lớn hơn nhiều, khoảng 70%.
3. Biến chứng
Rất may mắn, không giống các loại viêm gan siêu vi khác, viêm gan A có thể được điều trị dứt điểm, không để lại di chứng, chỉ sau 1 – 2 tháng. Khi viêm gan A đã được điều trị dứt điểm, virus viêm gan A cũng không còn tồn tại trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh gan mãn tính trước đó, viêm gan A có thể diễn biến đến suy gan cấp tính. Trẻ suy gan cấp tính có thể sẽ phải ghép gan.
4. Chẩn đoán và điều trị
Mặc dù không quá nguy hiểm, sự tồn tại của viêm gan A vẫn ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến cuộc sống của trẻ, đòi hỏi bố mẹ phải nhanh chóng triệt để loại bỏ nó. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu nhận viết viêm gan A, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay.
4.1. Chẩn đoán
Tại các cơ sở y tế, để chẩn đoán viêm gan A, đầu tiên, chuyên gia sẽ thăm khám lâm sàng cho trẻ. Sau đó, trẻ sẽ được chuyên gia chỉ định thăm khám cận lâm sàng. Trong đó, thăm khám cận lâm sàng giữ vai trò quan trọng hơn trong chẩn đoán viêm gan A. Thăm khám cận lâm sàng chẩn đoán viêm gan A chủ yếu là xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định kháng thể IgM (Anti HAV-IgM) và kháng thể IgG (Anti HAV-IgG), là 2 kháng thể đặc hiệu trong máu, cơ thể trẻ sản xuất nhằm chống lại HAV.
4.2. Điều trị
Hiện nay, ngoài hệ miễn dịch của chính trẻ, chúng ta chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan A. Để viêm gan A nhanh chóng biến mất, trẻ nên được sử dụng thuốc kiểm soát triệu chứng, như thuốc hạ sốt là một ví dụ điển hình. Sử dụng loại thuốc nào và lượng thuốc ra sao là do chuyên gia chỉ định sau chẩn đoán xác định viêm gan A. Ngoài thuốc kiểm soát triệu chứng, trẻ viêm gan A cũng cần nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nước, đặc biệt là nước hoa quả.
5. Phòng tránh viêm gan A cho trẻ
Để phòng tránh viêm gan A cho trẻ, bố mẹ phải:
– Cho trẻ chủng ngừa vắc xin viêm gan A: Vaccine để phòng viêm gan siêu vi A có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, thông thường sẽ được tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 6 đến 12 tháng.
>>>>>Xem thêm: Cách trị bệnh thủy đậu nhanh nhất cho trẻ, tránh biến chứng
Chủng ngừa vắc xin để phòng tránh viêm gan A
– Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, như: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ăn chín, uống sôi. Sử dụng nước từ nguồn nước sạch. Xử lý cẩn thận chất thải sinh hoạt.
– Lựa chọn trường mẫu giáo tuân thủ các quy tắc về vệ sinh.
– Thăm khám sức khỏe tổng quát cho trẻ định kỳ: Những dấu hiệu bệnh lý ở trẻ thường khó nhận biết và trẻ thường không cảm nhận được những bất thường trong cơ thể. Vì vậy việc thăm khám sức khỏe tổng quát cho trẻ cần được cha mẹ chú trọng thực hiện 1 – 2 lần/năm để trẻ được phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý và điều trị kịp thời.
Phía trên là những lưu ý cốt lõi trong dự phòng viêm gan A cho trẻ. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh lý này. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.