Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính hay bệnh COPD có thể dẫn tới vô số ca tử vong mỗi năm, mặc dù không thể chữa khỏi hẳn nhưng có thể phòng ngừa bệnh thông qua cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị COPD người bệnh nên biết.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị COPD
1. Tìm hiểu sơ lược về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1 Khái niệm và triệu chứng bệnh COPD
COPD là bệnh ở phổi đặc trưng với tình trạng tắc nghẽn mạn tính khi khí đi qua phổi làm cản trở quá trình hô hấp và khó phục hồi hoàn toàn. Người bệnh gặp phải bệnh lý này có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư phổi, tim mạch, thậm chí là tử vong.
Viêm phế quản tắc nghẽn và khí phế thũng có thể làm tăng khả năng COPD ở phổi bởi chúng khiến niêm mạc đường phổi bị thu hẹp nhỏ hơn so với thông thường và cản trở đưa khí ra ngoài, khả năng đàn hồi phế nang kém.
Bệnh có thể nghiêm trọng hơn dần theo thời gian tuy nhiên có thể quản lý tốt triệu chứng nếu như có được phác đồ điều trị COPD hợp lý. Những triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm:
– Khó thở, nặng hơn khi hoạt động thể lực
Khó thở là một trong những biểu hiện điển hình của COPD và bệnh hô hấp
– Thở khò khè, khó để hít thở sâu
– Ho kèm đờm trắng đục hoặc xanh vàng
– Thiếu năng lượng và mệt mỏi
– Sút cân và sưng phù ở mắt cá chân, cẳng chân
Khi những triệu chứng này ngày một nghiêm trọng hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy đến các cơ sở y tế để khám và điều trị COPD ngay, đặc biệt khi: móng tay chuyển xanh tím, đầu óc quay cuồng, tim đập nhanh, khó tập trung…
Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu COPD tương đồng với những bệnh cảm cúm hay hô hấp thường gặp.
1.2 Nguy cơ và nguyên nhân hình thành bệnh COPD
Bất kì ai đều có thể mắc bệnh COPD nhưng nguy cơ cao sẽ đến từ bệnh nhân: thường xuyên hút thuốc lá, hen suyễn, tiếp xúc với nhiều hóa chất và khói bụi, tiếp xúc với nhiều loại khói nhiên liệu, di truyền…
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh này là bởi thuốc lá, bất kể người bệnh hút chủ động hay bị động. Ngoài ra những yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh có thể kể đến bao gồm: những yếu tố môi trường, nghề nghiệp(khói bụi, chất thải, hóa chất, ô nhiễm không khí…)
Tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tương đối bởi có người hút thuốc nhiều năm nhưng không phát triển thành COPD, ngược lại có người chưa từng hút thuốc nhưng lại mắc phải căn bệnh này.
Trong đó những người có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm: phụ nữ, người trên 65 tuổi, người có tiền sử nghiện thuốc lá nặng, người có tiền sử hen suyễn…
Tìm hiểu thêm: Top 5 bác sĩ khám phụ khoa giỏi ở Hà Nội hiện nay
Nghiện thuốc lá trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay
2.1 Các phương pháp để chẩn đoán trước khi điều trị COPD hiện nay
Mỗi bệnh nhân COPD sẽ có mức độ bệnh nặng hoặc nhẹ, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền và những dấu hiệu bệnh khác nhau. Do đó, để có thể chẩn đoán chính xác mức độ và được xây dựng phương hướng điều trị phù hợp, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ.
Bác sĩ sẽ đánh giá những dấu hiệu và triệu chứng người bệnh gặp phải, khai thác tiền sử bệnh và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như:
– Đo chức năng hô hấp: đo lượng không khí bạn có thể hít vào, thở ra, đánh giá lượng oxy vào hệ tuần hoàn
– Chụp X-quang phổi: đánh giá tình trạng khí phế thũng vá xác định các vấn đề khác trong tim, phổi.
– Chụp CT: phát hiện khí phế thũng và đánh giá tình trạng cơ thể để phẫu thuật, đồng thời tầm soát ung thư phổi
– Khi máu động mạch: đo lường lượng khí oxy và khí cacbonic trong máu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hoặc đánh giá yếu tố di truyền như: thiếu men alpha-1-antitrypsin.
2.2 Phác đồ điều trị COPD chuyên biệt cho từng trường hợp bệnh
Người bệnh mới phát hiện phổi tắc nghẽn mạn tính có thể ít cần tới các phương pháp điều trị mà cần cai nghiện thuốc lá và điều trị những thương tổn của phổi để hạn chế triệu chứng bệnh qua đó điều trị triệu chứng và giảm tiến triển bệnh.
Ngoài việc tránh xa thuốc lá và hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá hay môi trường nhiều khói bụi độc hại, những phương pháp điều trị dành cho người bệnh COPD có thể được chỉ định bao gồm:
– Uống thuốc: Những nhóm thuốc dùng để chữa bệnh COPD có thể được chỉ định bao gồm: thuốc giãn phế quản, thuốc steroid dạng hít, thuốc hít dạng kết hợp, thuốc steroid đường uống, thuốc ức chế phosphodiesterase-4, Theophylline, thuốc kháng sinh…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh lao có di truyền không
Tùy theo từng trường hợp bệnh, bác sĩ có thể chỉ định những nhóm thuốc khác nhau để có hiệu quả điều trị tốt nhất
– Liệu pháp hỗ trợ chức năng phổi: đây là liệu pháp bổ sung dành cho những bệnh nhân COPD trung bình nặng với: liệu pháp oxy hoặc chương trình phục hồi chức năng ở phổi.
– Phẫu thuật: phương pháp này áp dụng với những bệnh nhân có tình trạng phế khí thũng nặng và không thể điều trị bằng thuốc với những loại phẫu thuật có thể được chỉ định gồm:
+ Phẫu thuật giảm thể tích phổi: cắt phần phổi tổn thương tạo không gian ở ngực để phổi khỏe mạnh và cơ hoành hoạt động hiệu quả hơn.
+ Phẫu thuật nội soi giảm thể tích phổi: phẫu thuật ít xâm lấn, điều trị bằng cách đặt van nhỏ ở phổi để làm thùy bi tổn thương teo lại giúp không gian phổi mở rộng hơn.
+ Cấy ghép phổi: phương pháp này áp dụng cho từng trường hợp bệnh nhất định và sau khi cấy ghép có thể hoạt động thể chất và cải thiện chức năng phổi. Tuy nhiên người bệnh sẽ cần dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt phần đời còn lại.
+ Cắt bóng khí: bác sĩ cắt bỏ những bóng khí trong phổi khi phế nang tổn thương và hư hại để cải thiện tình trạng thông không khí ở phổi.
Hi vọng những thông tin về các phương pháp chẩn đoán và điều trị COPD trên đây giúp người bệnh có cái nhìn khách quan và chi tiết nhất về tình trạng bệnh từ đó điều trị hiệu quả hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.