Những điều cần biết khi bệnh nhân sử dụng thuốc trị hen phế quản

Bệnh hen phế quản là một căn bệnh khó có thể điều trị dứt điểm nhưng nếu dùng thuốc trị hen phế quản có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh đồng thời hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra. Bệnh nhân cũng cần thường xuyên tái khám để theo dõi kĩ hơn tình hình bệnh.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi bệnh nhân sử dụng thuốc trị hen phế quản

1. Những lưu ý quan trọng trong điều trị bệnh hen suyễn cần nhớ

Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp thường gặp với những ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm nếu không kiểm soát sớm và ngăn chặn nguy cơ từ ban đầu.

Bệnh hen suyễn là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng bệnh có thể dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Bệnh có thể ngăn chặn và kiểm soát triệu chứng dài hạn và nhiều yếu tố có thể ngăn chặn cơn hen trước khi bệnh khởi phát.

Những điều cần biết khi bệnh nhân sử dụng thuốc trị hen phế quản

Khó thở hoặc thở khò khè là dấu hiệu của bệnh hen suyễn phổ biến

Những phương pháp điều trị thường hướng đến nhận biết nguyên nhân của bệnh, loại trừ tình hình bệnh và theo dõi hơi thở đảm bảo thuốc hàng ngày kiểm soát triệu chứng hiệu quả. Nếu cơn hen bùng phát cấp tính, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dạng hít với công dụng nhanh hơn.

Nguyên tắc để điều trị bệnh hen suyễn cần lưu ý đó là:

1.1 Điều trị tùy vào mức độ bệnh để kiểm soát trạng thái tốt hơn

Để điều tri hen phế quản linh hoạt tùy theo sự thay đổi của triệu chứng bệnh thì cần đánh giá thông qua thăm khám với chuyên gia từ đó điều chỉnh phương pháp phù hợp.

Nếu tình trạng bệnh được khống chế tốt có thể giảm số lượng hay liều lượng điều trị. Ngược lại nếu bệnh có xu hướng nặng hơn hay khó kiểm soát cần tăng thuốc và thăm khám thường xuyên hơn.

1.2 Lập kế hoạch điều trị bệnh hen phế quản

Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên tạo bảng kế hoạch với thời điểm sử dụng rõ ràng và tăng giảm liều lượng thuốc dựa trên triệu chứng bệnh. Từ đó cũng ngăn chặn những yếu tố khởi phát hen và những điều cần làm để tránh nguy cơ sớm.

1.3 Hạn chế kích phát cơn hen bởi các yếu tố nguy cơ

Trong môi trường sống có rất nhiều yếu tố có thể dẫn tới khởi phát cơn hen. Nếu có thể phòng ngừa và ngăn chặn tiếp xúc với các yếu tố này có thể giảm cơn hen cấp bao gồm:

– Lớp sừng của da vật nuôi

– Không khí và mặt bụi

– Mùi phấn hoa hoặc ẩm mốc của môi trường

– Thói quen hút thuốc lá

– Thay đổi không khí hoặc không khí ẩm mốc.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Có chất nhầy bao lâu thì rụng trứng?

Những điều cần biết khi bệnh nhân sử dụng thuốc trị hen phế quản

Không khí ẩm mốc hoặc nhiều khói bụi có ảnh hưởng không nhỏ tới người bệnh hen suyễn

2. Tìm hiểu về thuốc điều trị bệnh hen phế quản

2.1 Nguyên tắc điều trị với thuốc hen phế quản cần lưu ý

Thuốc trị hen phế quản có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh không tùy thuộc vào những yếu tố như độ tuổi, triệu chứng, yếu tố kích phát bệnh và hiệu quả của thuốc.

Có thể xuất hiện những triệu chứng khi điều tị với thuốc nếu dùng liều tác dụng nhanh khiến đường thở bị phù nề dẫn tới khó thở.

Người bệnh lưu ý rằng cần uống thuốc đúng liều và uống theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có được hiệu quả tối ưu nhất. Không tùy ý thay thuốc hay bổ sung thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

2.2 Các nhóm thuốc trị hen phế quản phổ biến hiện nay

Thuốc kiểm soát bệnh hen thời gian dài

Đây là các loại thuốc điều trị bệnh được uống hàng ngày và kiểm soát bệnh để giảm nguy cơ cơn hen xuất hiện như Corticosteroid dạng hít, thuốc ức chế Leukotriene…

Đối với các trường hợp sử dụng loại thuốc này có thể dẫn tới một số phản ứng như: ảo giác, nóng nảy, kích động… Tuy nhiên trường hợp như vậy rất ít xảy ra.

Những loại thuốc kiểm soát hen dài hạn được phân chia thành: chất chủ vận beta tác dụng dài, thuốc hít kết hợp, Theophylline…

Thuốc cắt cơn nhanh

Những loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp triệu chứng của bệnh xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn hay trước khi tập thể dục. Dòng thuốc này bao gồm những loại thuốc sau: các chất chủ beta tác dụng ngắn, ipratropium, corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch…

Khi cơn hen xuất hiện, những loại thuốc tác dụng nhanh có thể khiến những triệu chứng của bệnh biến mất sớm nhưng nếu thuốc kiểm soát dài hạn hoạt động tốt, người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thuốc cấp tốc thường xuyên.

Bác sĩ cũng khuyến cáo bạn ghi chép lại lượt sử dụng thuốc tác dụng nhanh theo tuần. Số lần sử dụng ống hít tác dụng nhanh nếu thường xuyên hơn bác sĩ khuyến cáo, có thể đi khám để được tư vấn với bác sĩ. Trường hợp này có thể cần điều chỉnh lại thuốc kiểm soát bệnh hen dài hạn.

Những điều cần biết khi bệnh nhân sử dụng thuốc trị hen phế quản

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt polyp cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ để đánh giá và điều chỉnh tình trạng hen suyễn

Thuốc chống dị ứng

Đối với người bệnh hen, dị ứng là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Do đó, thuốc chống dị ứng có thể được sử dụng khi cơn hen khởi phát hoặc tiến triển nặng bởi dị ứng với:

– Tiêm dị nguyên: Những mũi tiêm kháng nguyên sẽ giảm phản ứng theo thời gian và hạn chế phản ứng của hệ miễn dịch với các dị nguyên, người bệnh có thể tiêm mỗi tuần 1 lần trong khoảng thời gian một vài tháng. Tiếp đó có thể giãn thành 1 tháng 1 lần trong khoảng vài năm.

– Omalizumab: Nếu bệnh nhân dị ứng kết hợp hen suyễn sẽ được chỉ định tiêm thuốc 2-4 tuần và được hoạt động bằng cách thay đổi hệ miễn dịch.

Chỉnh hình phế quản với nhiệt

Đây là phương pháp chưa được phổ biến rộng rãi mà chỉ dành cho các trường hợp bệnh hen suyễn nặng khi điều trị với thuốc dạng hít và thuốc tác dụng dài mà không đạt hiệu quả như mong đợi.

Đa số chỉnh hình phế quản bằng nhiệt đối nóng ở đường thở từ bên trong với điện cực giúp làm giảm cơ trơn trong đường thở từ đó giảm co thắt và hỗ trợ người bệnh thở dễ dàng hơn khi có cơn hen.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc trị hen phế quản và những lưu ý quan trọng trong sử dụng các loại thuốc này để chữa bệnh. Để đem lại hiệu quả điều trị cao cùng với đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *