Khám sức khỏe cho nhân viên là một việc làm cần thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Quy định tại Điều 152, Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ luật lao động 2012 cũng đã nêu rõ về vấn đề này. Theo đó, hàng năm doanh nghiệp/cơ quan đều phải tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho người lao động của mình. Vậy bạn đã nắm rõ những lưu ý khi khám sức khỏe cho nhân viên hay chưa?
Bạn đang đọc: “Bỏ túi” những lưu ý khi khám sức khỏe cho nhân viên
1. Vai trò của việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
Việc thăm khám định kỳ mặc dù là hoạt động bắt buộc nhưng nó mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể như:
– Giúp kiểm tra và đánh giá sự phù hợp của thể trạng nhân viên đối với vị trí công việc đang đảm nhận.
– Thể hiện sự quan tâm và là trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh với đội ngũ người lao động.
– Mang lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân người lao động được tiến hành việc kiểm tra sức khỏe. Qua đó, họ sẽ nắm bắt được tình trạng của bản thân và được điều trị kịp thời (nếu phát hiện ra bệnh).
– Đối với doanh nghiệp thì lợi ích khi tiến hành khám sức khoẻ cho nhân viên cũng không hề nhỏ. Đây sẽ là lợi thế lớn để giúp doanh nghiệp thu hút nhiều người lao động đến ứng tuyển. Cùng với đó, việc làm này cũng tạo ra được niềm tin và sự tín nhiệm từ nhân viên hiện đang làm việc trong công ty. Qua đó, họ sẽ mong muốn được làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Khám sức khỏe giúp kiểm tra và đánh giá sự phù hợp của thể trạng nhân viên đối với vị trí công việc
2. Tìm hiểu về quy trình khám sức khỏe cho nhân viên
Quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ thường không quá phức tạp. Người lao động sẽ tiến hành thăm khám qua các bước như sau:
2.1. Tiến hành thủ tục và nhận hồ sơ khám bệnh
Ở bước khám này, bên cạnh việc cung cấp thông tin cá nhân, bạn cũng sẽ được khai thác một số tiền sử bệnh lý đã và đang gặp phải. Những thông tin này sẽ được ghi vào hồ sơ thăm khám bệnh để bác sĩ chẩn đáon được chính xác nhất.
2.2. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm
Bạn sẽ chờ đợi đến lượt thăm khám để được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Các mẫu xét nghiệm này thường là xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi để giúp người lao động tiết kiệm công sức và thời gian thăm khám.
2.3. Thực hiện khám thể lực
Ở bước này, bạn sẽ được thăm khám về: chiều cao, cân nặng. Cùng với đó bạn cũng sẽ được tiến hành bước đo huyết áp, đo mạch,…
2.4. Thực hiện khám lâm sàng
Ở bước này, người lao động sẽ được tiến hành kiểm tra tổng quát với các danh mục như:
– Khám tai mũi họng.
– Khám răng hàm mặt.
– Khám nội khoa.
– Khám da liễu.
– Khám phụ khoa (dành riêng cho đối tượng là nữ).
Tìm hiểu thêm: Kiểm tra sức khỏe phòng dịch Corona
Qua quá trình thăm khám nhân viên sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của mình
2.5. Thực hiện khám cận lâm sàng
Bước kiểm tra cuối cùng mà người lao động phải trải qua là tiến hành khám lâm sàng. Bạn sẽ được thực hiện các danh mục thăm khám như: chụp X-quang, điện tim… Ngoài ra bạn cũng có thể được yêu cầu các danh mục khám khác để đảm bảo có kết quả chuẩn xác nhất.
2.6. Nhận kết quả thăm khám
Khi kết thúc quá trình khám sức khỏe, người lao động sẽ được nhận kết quả thăm khám của mình. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên (ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện,…) cho bạn.
Trong trường hợp có phát hiện vấn đề về sức khỏe, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn khám chuyên sâu hơn. Cùng với đó bạn cũng sẽ được đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Doanh nghiệp từ kết quả khám của người lao động sẽ đưa ra những phương án xử trí phù hợp. Đặc biệt là với những nhân viên có vấn đề về sức khỏe. Điều này giúp đảm bảo chất lượng của công việc sao cho phù hợp với thể trạng của người lao động.
3. Nắm vững những lưu ý khi khám sức khỏe cho nhân viên
3.1. Lưu ý khi khám sức khỏe cho nhân viên – Đối với phía doanh nghiệp
– Phổ biến cụ thể mọi vấn đề cho người lao động nắm bắt.
– Doanh nghiệp cần tiến hành lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ các thông tin cá nhân của nhân viên. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian làm thủ tục trước khi khám sức khỏe.
– Tìm kiếm và lựa chọn được cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo hiệu quả của hoạt động tổ chức thăm khám.
3.2. Lưu ý khi khám sức khỏe cho nhân viên – Đối với phía người lao động
Bên cạnh doanh nghiệp, về phía cá nhân người lao động khi đi khám sức khỏe cũng cần ghi nhớ một số điều sau:
– Người lao động cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Điều này giúp đảm bảo kết quả chính xác nhất.
– Trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng tổng quát, bạn cần phải nhịn tiểu hoặc nên uống nước căng bụng.
– Sau khi thực hiện siêu âm tổng quát, bạn nên tiểu hết trước khi tiến hành bước siêu âm phụ khoa bằng đầu dò.
– Nếu bạn đang mang thai, hãy báo với bác sĩ để tránh thực hiện bước chụp X-quang bởi điều này không có lợi cho thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Khám bệnh dị ứng ở đâu? nguy cơ tổn thương
Hãy nắm rõ các lưu ý để việc thăm khám được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi
Có thể nói, việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là hoạt động cần thiết với người lao động. Không chỉ là cách để đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe cho nhân viên mà đây còn là cơ hội để giúp công ty, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đối với nguồn lao động của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.