Trong thời điểm giao mùa Hè – Thu hoặc Thu – Đông với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây chính là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… bùng phát. Vì thế, cha mẹ cần cần trang bị cho mình kiến thức để có những biện pháp phòng tránh đúng cách cho trẻ. Dưới đây là những bệnh lý dễ mắc khi giao mùa bạn cần chú ý.
Bạn đang đọc: 8 Bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh
CẢM CÚM
Trẻ khi có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh:
Khi giao mùa, cảm cúm là một trong những bệnh lý dễ mắc phải nhất
Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho bé uống nước ấm, tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, tiêm phòng cúm theo chỉ định của bác sĩ,…
SỐT PHÁT BAN
Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.
Phòng tránh:
Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
ĐAU MẮT ĐỎ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…
Phòng tránh:
Nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh…
Tìm hiểu thêm: Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết
Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ,…
VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Phòng tránh:
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng, hạn chế đưa bé đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé,….
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
Viêm tiểu phế quản thường lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít.
Phòng tránh:
Rửa tay bằng xà phòng trước khi săn sóc con. Nếu bé bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi cho con bằng dung dịch sinh lý Không dùng chung đồ với trẻ mắc bệnh khác. Không hút thuốc trong phòng của bé,…
TIÊU CHẢY
Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng.
Phòng tránh:
Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi tiêm vaccein. Mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé trong ăn uống. Không cho bé tiếp xúc với những động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà,…
QUAI BỊ
>>>>>Xem thêm: Cẩn trọng khi viêm phổi ở trẻ có thể gây giảm tiểu cầu
Nếu mắc bệnh quai bị bé có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho; sau đó sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên
Diễn biến bệnh thường nhẹ, bé có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho; sau đó sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường.
Phòng tránh:
Thay trang phục cho bé phù hợp với nhiệt độ môi trường), hạn chế cho bé ra ngoài trời lúc có sương, gió. Thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng. Cho bé ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, ăn thêm trái cây,…
BỆNH THỦY ĐẬU
Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Thủy đậu là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm virus. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ,…Tiếp theo trẻ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,…Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.
Phòng tránh:
Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.
Nếu cần tư vấn về sức khỏe bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.