Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?

Xét nghiệm máu là một trong những bước sàng lọc có thể phát hiện ra ung thư trước khi có triệu chứng rõ ràng. Trong ung thư phổi, dựa vào một số dấu ấn chỉ điểm ung thư mà bác sĩ sẽ nghi ngờ có hay không sự xuất hiện của khối u ác tính. Nhưng chỉ tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có hoàn toàn chính xác không? Hãy thử xem câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?

1. Xét nghiệm máu hỗ trợ đắc lực trong sàng lọc ung thư phổi

Xét nghiệm máu là danh mục bạn sẽ thực hiện ngay sau khi khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài xét nghiệm máu với các chỉ số cơ bản để đánh giá sức khỏe, xét nghiệm dấu ấn sinh học chỉ điểm ung thư phổi là rất quan trọng. Xét nghiệm máu được đánh giá có vai trò hỗ trợ đắc lực trong việc định hướng chẩn đoán của bác sĩ.

1.1. Các dấu ấn phổ biến

Đối với ung thư phổi, có 5 dấu ấn sinh học chỉ điểm khối u phổ biến gồm:

– Cyfra 21-1

– NSE

– Pro –GRP

– SCC

– CEA

Trong đó, Cyfra 21-1, NSE và Pro -GRP là 3 dấu ấn có giá trị trong việc tiên lượng, chẩn đoán sớm và điều trị ung thư phổi.

– Nồng độ Cyfra 21-1 ở mức bình thường là

– Nồng độ NSE ở mức bình thường là

– Nồng độ Pro- GRP 

Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?

Xét nghiệm máu giúp tìm ra các dấu ấn sinh hóa chỉ điểm ung thư

1.2. Quy trình thực hiện

Quy trình lấy máu xét nghiệm trong tầm soát ung thư trải qua các bước sau:

– Nhân viên y tế làm sạch vùng được lấy máu

– Nhân viên y tế cột sợi dây quanh phần trên cánh tay

– Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch, lấy máu ra các lọ chứa mẫu phẩm

– Tháo bỏ cột dây trên cánh tay

– Dùng băng gạc dán lại vị trí vừa lấy máu

Mẫu phẩm sẽ được chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích và cho ra kết quả. Kết quả sẽ được trả về sau một thời gian ngắn. Trong thời gian đó bạn tranh thủ thực hiện tiếp các bước sàng lọc khác.

2. Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?

Nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc “Nếu tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu thôi đã đủ chưa? Có chính xác hoàn toàn không?”.

Nếu bạn chỉ thực hiện xét nghiệm máu không thôi thì chưa đủ để kết luận có mắc ung thư hay không. Ở một số trường hợp, kết quả nồng độ của các chỉ dấu sinh hóa tăng cao ở cả những người mắc bệnh lý thông thường khác. Do đó, để tăng hiệu quả chẩn đoán, bác sĩ cần kết hợp với phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh được đánh giá có kết quả sàng lọc mang tính chính xác cao. Cùng nhiều ưu điểm:

– Hình ảnh cho ra sắc nét về khu vực tầm soát.

– Dễ dàng phát hiện những tổn thương hoặc khối u có kích thước nhỏ.

– Đánh giá về tình trạng ở khu vực tầm soát dễ dàng. Nếu có nghi ngờ bác sĩ sẽ thêm chỉ định sinh thiết.

3. Ngoài xét nghiệm máu cần làm thêm gì?

3.1. Chụp X-quang

Chụp X-Quang phổi phương pháp chẩn đoán hình ảnh quen thuộc trong tầm soát ung thư phổi hiện nay. Giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến tim phổi:

– Tràn khí màng phổi.

– Tràn dịch màng phổi.

– Định hướng nghi ngờ lao.

– Phát hiện các tổn thương như áp xe phổi hoặc khối u bất thường.

Ưu điểm của chụp X-quang phổi có thể kể đến là:

+ Thời gian thực hiện nhanh.

+ Quan sát được hình ảnh lồng ngực, tim, phổi, mạch máu,..làm cơ sở chẩn đoán.

+ Có thể nhìn thấy các tổn thương lớn.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh ung thư thực quản phổ biến

Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?

Chụp X-quang là danh muc cần thực hiện trong sàng lọc ung thư phổi

3.2. Chụp CT

Bên cạnh tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu, bạn cần thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) theo chỉ định. Kỹ thuật này cho ra những hình ảnh 2D, 3D qua màn hình nhờ những chùm tia X quét qua phổi. Nhìn vào kết quả hình ảnh chụp CT, bác sĩ sẽ biết được chính xác vị trí, mức độ tổn thương của phổi. Tất nhiên kể cả những tổn thương nhỏ nhất cũng không thể bỏ sót.

Chụp X-quang không thể xác định được các đám mờ ở phổi nhưng chụp CT thì hoàn toàn có thể. Đặc biệt, trong một số trường hợp bác sĩ chỉ định dùng thêm thuốc cản quang để làm rõ hơn hình ảnh khảo sát.

3.3. Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng (MRI) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay. Trong sàng lọc ung thư phổi, chụp MRI giúp đánh giá:

– Các tổn thương ở màng phổi.

– Các tổn thương ở vùng trung thất.

– Tình trạng xâm lấn và đè mạch máu.

– Các tổn thương ở xung quanh cột sống.

– Các tổn thương ở nhu mô phổi

Do đó, chụp MRI rất có ý nghĩa trong việc phát hiện ung thư phổi sớm cũng như các bệnh lý phổi liên quan. Đặc biệt, phương pháp này có độ an toàn cao, kết quả được tối ưu và bạn không phải lo lắng về rủi ro khi thực hiện.

Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?

>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và gây mê nội khí quản khi sinh

Chụp MRI giúp khảo sát được các tổn thương rất nhỏ, hỗ trợ lớn trong sàng lọc ung thư phổi

Kết quả của sàng lọc ung thư phổi có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là địa chỉ mà bạn lựa chọn để thực hiện tầm soát ung thư phổi. Nếu hiện tại bạn vẫn còn phân vân chưa biết chọn thăm khám ở đâu thì đừng bỏ qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Nơi đây có đầy đủ trang thiết bị hiện đại được ứng dụng trong gói tầm soát ung thư phổi riêng biệt. Đồng thời, đội ngũ bác sĩ giỏi từng làm việc tại các bệnh viện lớn trực tiếp thăm khám giúp bạn yên tâm hơn và vơi bớt phần nào lo lắng.

Trên đây là thông tin giải đáp kỹ càng hơn về vấn đề “Tầm soát ung thư phổi qua xét nghiệm máu có chính xác không?”. Để biết chắc chắn mình có mắc ung thư phổi hay không, bạn cần thực hiện đầy đủ các danh mục xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về vấn đề này rồi nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *