Những thông tin cần biết khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh truyền nhiễm có diễn biến nguy hiểm, gây ra nhiều di chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong. Do trẻ có miễn dịch kém, cha mẹ cần có biện pháp hỗ trợ kháng thể, phòng ngừa bệnh cho con từ sớm. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là phương pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ con khỏi căn bệnh đáng sợ này. Vậy trước khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé, phụ huynh cần biết những thông tin gì?

Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

1. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé – việc cần làm ở những năm tháng đầu đời

Viêm não Nhật Bản là bệnh dịch nguy hiểm, lây theo đường máu, do muỗi mang theo virus gây bệnh từ động vật khác truyền sang con người. Bởi vậy, từ tháng 5 tới tháng 7 là thời điểm dịch viêm não Nhật Bản bùng phát do muỗi – vật truyền nhiễm sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.

Theo các bác sĩ, mọi lứa tuổi đều có thể trở thành nạn nhân của viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt trong khoảng từ 2 đến 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do hệ miễn dịch còn non yếu. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản cho con là một trong những việc cha mẹ cần làm ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ.

2. Chích ngừa viêm não Nhật Bản đem lại lợi ích gì? Lịch chích ngừa cho trẻ ra sao?

Thời gian ủ bệnh của viêm não Nhật Bản khoảng 15 ngày. Ở giai đoạn khởi phát, trẻ có thể bị sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi. Nhiều trường hợp kèm theo tiêu chảy, buồn nôn,… Nhưng đặc biệt, triệu chứng điển hình nhất ở giai đoạn này là sốt cao.

Tiếp đó, trẻ sẽ dần bước vào giai đoạn toàn phát và giai đoạn toàn phát. Lúc này, hệ thần kinh đã bị tổn thương, dẫn đến nhiều phản ứng ở tế bào não, màng não, rễ thần kinh và tủy sống. Bệnh có tiên lượng xấu, nguy cơ để lại di chứng cao hoặc thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Những thông tin cần biết khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

Chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé giúp phòng bệnh từ sớm, bảo vệ trẻ phát triển toàn diện

Bởi vậy, việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản là rất cần thiết để giúp bảo vệ trẻ tốt nhất, tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, tiêm phòng sớm cũng mang lại nhiều lợi ích bất ngờ mà có thể cha mẹ chưa biết.

2.1. Chích ngừa viêm não Nhật Bản đem lại những lợi ích gì?

Ngoài việc phòng tránh sự tấn công của virus viêm não Nhật Bản, chích ngừa còn mang lại những lợi ích thiết thực như:

– Giảm tỷ lệ gặp di chứng, biến chứng và tránh nguy cơ tử vong do bệnh.

– Tăng cường hệ miễn dịch cho con ngay từ sớm để giúp bé có tiền đề phát triển toàn diện hơn.

– Bảo vệ sức khỏe của bé và cả cộng đồng, tránh để bệnh trở thành dịch bùng phát.

– Điều trị dễ dàng hơn, khả năng phục hồi cao hơn, thời gian để bình phục cũng được rút ngắn hơn.

2.2. Thời gian chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

Trẻ em có thể bắt đầu được tiêm phòng viêm não Nhật Bản từ 12 tháng tuổi trở lên. Hiện tại, có hai loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng tại các đơn vị tiêm chủng. Mỗi loại vắc xin có lịch tiêm, liều lượng tiêm khác nhau.

– Đối với vắc xin Jevax: Jevax là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản được sản xuất và nghiên cứu bởi Vabiotech của Việt Nam. Loại vắc xin này được chỉ định sử dụng cho trẻ em đủ 12 tháng tuổi trở lên, liều lượng tiêm gồm 3 mũi. Mũi 1 là lần đầu. Mũi 2 thực hiện sau mũi 1 từ một tới hai tuần. Mũi 3 tiêm một năm sau thực hiện mũi 2.

– Đối với vắc xin Imojev: Imojev là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thuộc thế hệ mới, được nghiên cứu bởi tập đoàn Sanofi Pasteur của Pháp và được sản xuất tại Thái Lan. Với vắc xin này, trẻ có thể tiêm khi đủ 9 tháng tuổi trở lên và chỉ cần thực hiện tiêm 2 mũi. Mũi 1 là lần đầu và mũi 2 thực hiện sau 1 năm kể từ khi tiêm mũi 1.

3. Chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé có an toàn không?

Đối với hai loại vắc xin Jevax và Imojev, phụ huynh có thể yên tâm thực hiện tiêm chủng cho con mà không cần lo ngại về vấn đề an toàn. Vắc xin đã được nghiên cứu và thử nghiệm, hạn chế tối đa các phản ứng phụ thường gặp khi tiêm chủng và hoàn toàn không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Hành trang tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần chuẩn bị

Những thông tin cần biết khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

Bé sẽ được khám sàng lọc cẩn thận trước khi chích ngừa, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện mũi tiêm

Khi tiêm cho trẻ nhỏ từ 9 đến 12 tháng, những phản ứng phụ như sốt nhẹ, đau nhức vị trí tiêm, sốt, đau đầu, mệt mỏi,… có thể xảy ra nhưng hầu hết chỉ kéo dài 1 tới 2 ngày sau tiêm.

4. Những lưu ý trước và sau khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ nhỏ

Để việc tiêm chủng cho bé yêu được thuận lợi, đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi tiêm như sau.

4.1. Một vài lưu ý trước tiêm

– Cung cấp đầy đủ thông tin sức khỏe, các vấn đề bệnh lý mà bé đang gặp phải cho bác sĩ trước khi tiêm.

– Khám sàng lọc cho con trước khi tiêm chủng, cung cấp lịch trình tiêm chủng, những loại vắc xin bé đã tiêm trong vòng 1 tháng gần nhất để bác sĩ nắm rõ.

– Chia sẻ với bác sĩ về những phản ứng của bé ở những lần chích ngừa trước đó.

– Nếu trẻ bị sốt hoặc có bệnh lý bất thường nào khác, cha mẹ cần hoãn lịch tiêm ngừa viêm não Nhật Bản cho tới khi tình trạng sức khỏe của bé được cải thiện hoàn toàn.

– Cha mẹ nên mang theo đầy đủ sổ tiêm, chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc đang cho bé sử dụng trong thời gian gần đây.

Việc khám sàng lọc trước tiêm là rất quan trọng. Nó giúp hạn chế được những phản ứng phụ sau tiêm, giúp bác sĩ và phụ huynh phối hợp tốt để có chỉ định thực hiện mũi tiêm phù hợp, đúng thời gian, đường tiêm, liều lượng,… Vậy nên, việc lựa chọn cơ sở thực hiện tiêm chủng uy tín là tiền đề để có những mũi tiêm an toàn, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

4.1. Những lưu ý sau chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

– Sau khi tiêm, phụ huynh cần để bé ở lại đơn vị tiêm chủng khoảng 30 phút để được theo dõi và khắc phục nếu có phản ứng phụ sau tiêm.

– Không đắp, bôi hoặc tác động bằng bất cứ cách gì lên vị trí tiêm.

– Thường xuyên để ý và theo dõi tới nhiệt độ cơ thể sau tiêm. Nếu bé sốt trên 38 độ, cha mẹ cần dùng khăn ấm để lau người cho con và cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Tăng cường cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất hỗ trợ cho hệ miễn dịch, đề kháng.

– Cho con uống nhiều nước sau khi tiêm chủng.

– Cha mẹ cần theo dõi sát các phản ứng cơ thể của con khi về nhà. Nếu trẻ xuất hiện các vấn đề bất thường như quấy khóc, phát ban, nổi mề đay, khó thở, nổi hạch, sốt cao liên tục không đỡ,… thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và xử trí kịp thời.

Những thông tin cần biết khi chích ngừa viêm não Nhật Bản cho bé

>>>>>Xem thêm: Lưu ý phản ứng sau khi tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella cho trẻ

Sau tiêm, phụ huynh cần theo dõi sát các phản ứng của trẻ theo hướng dẫn mà đơn vị tiêm chủng đưa ra

Hiện nay, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là đơn vị uy tín, được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn khi tìm kiếm địa chỉ tiêm chủng cho con. Không chỉ đảm bảo nguồn vắc xin chất lượng, phòng tiêm còn có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiệt tình, có kinh nghiệm ứng phó, xử lý những tình huống đặc biệt sau tiêm. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, phân chia rõ ràng các khu vực: Phòng khám tổng quát, phòng tiêm, phòng chờ tiêm, khu vui chơi cho trẻ em,… rất tiện lợi cho cha mẹ khi đưa trẻ tới tiêm chủng.

Phòng tiêm Thu Cúc TCI thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, có các phòng khám đủ chức năng khám chữa bệnh, cấp cứu, đảm bảo an toàn hơn ở các phòng tiêm chủng độc lập. Chúng tôi cũng đầu tư về phần mềm tự động nhắc lịch, lưu giữ lịch tiêm chủng, tra cứu dễ dàng trên Cổng thông tin Hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Đây cũng là một gợi ý cho các bậc phụ huynh đang tìm kiếm địa chỉ tiêm chủng, chích ngừa viêm não Nhật Bản cho con yêu. Việc tiêm phòng sớm là rất cần thiết và phải được thực hiện tại những đơn vị tiêm chủng đảm bảo uy tín, quy trình an toàn để cha mẹ có thể yên tâm giúp bé tạo dựng miễn dịch, đề kháng chống lại bệnh tật, đặc biệt là viêm não Nhật Bản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *