Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Những điều cần nhớ

Khó thở là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn, gây nhiều khó chịu, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh. Vậy người bị hen suyễn khó thở nên làm gì để cắt cơn hen tức thời và ngăn ngừa tái phát? 

Bạn đang đọc: Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Những điều cần nhớ

1. Các triệu chứng của hen suyễn

Hen suyễn hay hen phế quản (Asthma) là bệnh lý xảy ra khi có viêm mạn tính ở niêm mạc phế quản. Điều này làm tăng phản ứng của phế quản trước nhiều tác nhân kích thích, từ đó dẫn tới tình trạng co thắt cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản thường không cố định, người bệnh có thể phục hồi một cách tự nhiên hoặc sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản.

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc hen suyễn trung bình là khoảng 3,9% dân số. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và lấy đi sinh mạng của 3.000 – 4.000 người mỗi năm. Do vậy, cần nhận biết sớm cơn hen phế quản và xử trí ban đầu hiệu quả để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho bệnh nhân. Chữa hen suyễn khó thở đúng cách sẽ giúp người bệnh thoát khỏi cơn khó thở, giảm tình trạng khó thở trước khi nhập viện điều trị.

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Những điều cần nhớ

Khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn.

2. Các triệu chứng hen phế quản

Cơn hen là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nhân hen phế quản.

Cơn hen điển hình gồm các biểu hiện: Khó thở cơn chậm, có tiếng cò cử, thường xảy ra ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.

Trước khi cơn hen xảy ra có thể xuất hiện các triệu chứng báo hiệu như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, thở hổn hển… Trong cơn hen nặng, kịch phát hoặc liên tục, người bệnh có thể phải ngồi chống tay, há miệng thở. Khi gần hết cơn, tình trạng khó thở giảm dần, người bệnh ho khạc đờm trong, dính quánh.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng không điển hình như:

– Ho dai dẳng, thường tăng về đêm gây khó ngủ

– Tức ngực, nặng ngực

– Thở ra khò khè, thở khó, đặc biệt là ở trẻ

Bệnh hen suyên thường trở nên tồi tệ hơn khi gặp các tác nhân gây viêm đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Lúc này, các biểu hiện bệnh lặp lại thường xuyên và khó chịu hơn. Mức độ khó thở tăng, biểu hiện rõ khi đo bằng máy đo lưu lượng đỉnh. Cũng bởi vậy nhu cầu sử dụng cắt cơn của bệnh nhân thường xuyên hơn.

Một số người chỉ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn trong một số tình huống nhất định như khi tập thể dục, thể thao, không khí lạnh và khô, tiếp xúc với các chất kích thích tại nơi làm việc như khí hoặc bụi, các hóa chất, phấn hoa, chất thải của gián, bào tử nấm, da hoặc lông động vật…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến có chửa ngoài tử cung

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Những điều cần nhớ

Dùng thuốc hít là một trong những biện pháp giúp giảm cơn hen tức thời.

3. Khi bị hen suyễn khó thở nên làm gì tức thời?

Khi thấy người bệnh lên cơn hen, khó thở, người nhà hoặc những người bên cạnh nên nắm được và thực hiện theo các bước sơ cứu như sau:

Bước 1: Đưa bệnh nhân rời khỏi nơi có những tác nhân gây khởi phát cơn hen. Cụ thể, cần đưa bệnh nhân tới khu vực thoáng khí, khuyến khích bệnh nhân ngồi thẳng, giữ bình tĩnh để không khí có thể đi vào phổi dễ dàng.

Bước 2: Làm ấm cơ thể, tránh xa quạt ẩm hoặc điều hòa.

Bước 3: Để bệnh nhân ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người trên giường, giúp dễ thở. Chú ý không xoa hay vuốt ngực khi bệnh nhân đang lên cơn hen vì làm như vậy có thể khiến người bệnh thêm khó thở, tức ngực và nặng ngực.

Bước 4: Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn dạng xịt, có tác dụng nhanh để cắt cơn hen.

– Trường hợp nhẹ: Xịt cho người bệnh 2 nhát/lần. Xịt thêm 2 nhát nếu sau 20 phút nếu cơn hen vẫn không giảm. Sau đó, nếu triệu chứng vẫn còn thì lại xịt thêm 2 nhát rồi đưa người bệnh đi cấp cứu.

– Trường hợp nặng: Nếu bệnh nhân khó thở , thở dốc, nói không hết câu ngay cả khi ngồi nghỉ thì nên xịt thuốc cắt cơn rồi ngay lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu.

– Trường hợp rất nặng: Nếu người bệnh có biểu hiện da tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không nói chuyện được,… có thể đe dọa tới tính mạng thì cần gọi ngay xe cấp cứu. Trong thời gian đợi xe, có thể xịt 2 nhát thuốc cắt cơn hoặc tiêm thuốc giãn phế quản beta 2 dưới da.

4. Cách kiểm soát hen suyễn khó thở đơn giản, hiệu quả, ngăn ngừa tái phát

Bên cạnh việc xử trí tức thời, người mắc bệnh hen suyễn cần kiểm soát bệnh bằng cách tuân thủ việc uống thuốc và thực hiện các thói quen tốt.

3.1 Khi bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Sử dụng thuốc trị hen đều đặn là rất quan trọng

Khi bị hen suyễn, người bệnh cần điều trị hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, uống thuốc là phương pháp được nhiều người lựa chọn và được các bác sĩ chỉ định do tính tiện lợi và hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần dùng đúng liều được bác sĩ kê, không nên quá lạm dụng thuốc vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

3.2 Giữ tâm trạng thoải mái, ổn định

Tình trạng lo lắng, căng thẳng có thể tạo sức ép làm căng các khối cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ ngực, khiến bạn khó thở hơn. Vì thế, giữ tâm trạng luôn ổn định là rất quan trọng để hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng của hen suyễn khó thở. Các bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, yoga, thái cực quyền có thể giúp kiểm soát căng thẳng.

3.3 Khi bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Những người bị hen suyễn khó thở nên tránh các thức ăn gây dị ứng. Thay vào đó, ăn nhiều rau củ quả có nhiều vitamin C để bổ sung đủ 2g vitamin cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, beta caroten có nhiều trong các thực phẩm có màu đỏ, cam như gấc, ớt chuông vàng, bí đỏ, khoai lang,… cũng là một trong những chất có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp.

Bệnh cạnh đó, tỏi, gừng là những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày và có tác dụng cải thiện tình trạng hen suyễn. Bạn có thể cho các loại gia vị này cào các món ăn thường ngày, hoặc đập dập chúng hoà với nước ấm, để nguội và sử dụng.

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? Những điều cần nhớ

>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa bệnh viêm phổi khi trời trở lạnh

Sử dụng gừng tỏi có tác dụng tốt với những người bị hen suyễn.

3.4 Tắm nắng thường xuyên

Những người bị hen suyễn khó thở thường có lượng vitamin D trong cơ thể thấp. Ngoài việc bổ sung vitamin D từ thực phẩm (thịt, cá, trứng, sữa,…), có thể hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời bằng cách phơi nắng vào lúc sáng sớm.

3.6 Tập hít thở sâu

Việc hít thở sâu có thể giúp thể tích phổi tăng lên, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ hen suyễn tái phát.

3.7 Chú ý đến thời tiết

Nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết chuyển lạnh. Khi ở trong nhà bạn, hãy sử dụng máy hút ẩm và máy tạo độ ẩm khi cần thiết. Việc này giúp cân bằng độ ẩm trong căn phòng của bạn, tránh các tác nhân gây khởi phát cơn hen.

3.8 Duy trì cân nặng phù hợp

Tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể quá cao có thể gây khó khăn trong việc hít thở. Các mô mỡ phát triển có thể gây viêm và gây ảnh hưởng đến đường thở. Muốn hạn chế cơn hen, hãy cắt giảm lượng calo hấp thụ mỗi ngày, tập thể dục nhiều hơn để giảm mỡ thừa trong cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *