Tự nhiên bị ù tai nhưng nhiều người không biết rõ nguyên nhân gây ra là gì? Thậm chí có người xem nhẹ tình trạng này và mặc định có thể sẽ hết trong 1-2 hôm. Thực tế, tình trạng ù tai là vấn đề sức khỏe tai – mũi – họng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Và dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này.
Bạn đang đọc: Bị ù tai là do đâu? Làm gì để phòng ngừa bệnh
1. Những nguyên nhân chính gây nên ù tai
1.1. Bị ù tai do thường xuyên nghe âm thanh lớn
Làm việc trong môi trường có âm thanh lớn, quá ồn ào có nguy cơ mắc ù tai cao hơn bình thường. Bởi tiếng ồn quá mức cho phép có thể gây tổn thương tai, giảm sức nghe và ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều. Điển hình như là những người làm việc với máy cưa, máy khoan hay làm trong các nhà máy sản xuất với tiếng ồn lớn từ hệ thống máy móc.
Ngoài ra, những người có thói quen nghe nhạc với âm lượng lớn cũng rất dễ mắc phải. Hiện nay nhiều người có sở thích đeo tai nghe và nghe trong thời gian dài. Đây là việc làm gây hại vô cùng cho tai và ảnh hưởng tới khả năng thính giác.
Nhiều người có thói quen đeo tai nghe với âm lượng lớn
1.2. Vệ sinh tai sai cách, không thường xuyên
Phải có đến 9/10 người không có thói quen vệ sinh tai thường xuyên. Đây là bộ phận rất dễ bị “bỏ quên” trong chu trình vệ sinh cơ thể. Theo thời gian, ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ khiến tai bị nghẹt. Lúc này người bệnh bắt đầu nghe thấy những âm thanh không có thật trong tai.
1.3. Chấn thương vùng đầu cũng có thể bị ù tai
Vùng đầu bị tổn thương do ngã hay va đập cũng là một yếu tố gây nên tình trạng bị ù tai. Đây có thể là một trong những triệu chứng thường xuất hiện khi có chấn thương vùng đầu.
Ngoài ù tai, người bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác nhất vấn đề mình đang gặp phải là gì
1.4. Do tuổi tác
Người có tuổi càng cao thì khả năng nghe càng suy giảm. Đặc biệt, người từ 60 tuổi trở lên gặp hiện tượng ù tai rất thường xuyên. Điều này là do sự lão hóa ảnh hưởng tới cơ quan thính giác, khiến người bệnh nghe thấy những âm thanh lạ ở trong tai.
Người cao tuổi có nguy cơ bị ù tai rất cao
1.5. Do mắc các bệnh lý thường gặp
Những người phải chịu đựng cơn ù tai khó chịu là do mắc các bệnh lý như:
– Bệnh về hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp
– Do rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai làm cứng khớp hệ thống xương con. Bệnh làm cho hệ thống này không rung động được, cản trở sự dẫn truyền âm thanh
– Do bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ
– Do các bệnh lý về tai, mũi, họng: viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, viêm tai giữa cấp và mạn tính,…
– Do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nh
2. Bệnh ù tai ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Người bị ù tai không cần quá lo sợ bởi vấn đề này không gây nguy hại tới tính mạng. Tuy nhiên bệnh ù tai lại gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ luôn thấy mệt mỏi, suy nghĩ nhiều và căng thẳng. Từ đó gây ra mất ngủ và suy nhược cơ thể.
Vì vậy, nếu đột ngột rơi vào tình trạng ù tai thì cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Với các trường hợp ù tai kèm theo chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,..thì không được chủ quan mà nên đi khám để được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời thì càng có hiệu quả cao, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.
Tìm hiểu thêm: Xử trí mắc dị vật trong tai đúng cách
Ù tai trong thời gian dài khiến giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh
3. Phòng ngừa hiện tượng bị ù tai bằng cách nào?
3.1. Giữ tai luôn sạch sẽ, khô ráo
Tai sạch sẽ và khô ráo sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào trong ống tai. Bởi nếu môi trường bên trong tai ẩm ướt sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn gây nhiễm trùng tai, dẫn đến viêm tai giữa và gây nên ù tai.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ù tai, bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ 2-3 lần/tuần. Nên sử dụng khăn mềm để làm sạch xung quanh khoang tai. Không nên sử dụng bông ngoáy tai với lực mạnh bởi có thể đẩy sâu ráy tai vào trong, thậm chí là thủng màng nhĩ.
Ngoài ra, nên nghiêng đầu và kéo dái tai đồng thời để nước thoát ra ngoài sau khi tắm, bơi lội. Dùng khăn khô lau tai thật sạch sau khi tiếp xúc với nước. Khi bơi cần sử dụng nút bảo vệ tai để tránh nước xâm nhập và gây tình trạng bị ù tai.
3.2. Bảo vệ tai khỏi mọi tiếng ồn lớn
Nếu tai tiếp nhận âm thanh lớn trong thời gian dài sẽ gây nguy hại tới khả năng nghe. Do đó, bạn nên:
– Sử dụng đồ bảo hộ tai nếu phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn quá mức cho phép.
– Không sử dụng tai nghe quá nhiều. Chỉ nên nghe ở âm lượng vừa phải và không dùng tai nghe quá 60 phút/ngày.
– Không nên tiếp nhận hai nguồn âm lớn cùng lúc. Ví dụ như vừa nghe tivi – vừa nghe âm thanh từ máy hút bụi.
Những người thường làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn cần có đồ bảo vệ tai
3.3. Xây dựng lối sống lành mạnh
Những thói quen tưởng “vô hại” nhưng thực chất là rất “có hại” tới thính giác. Để có một lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe toàn diện thì bạn nên:
– Hạn chế hoặc ngừng sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích
– Thể dục mỗi ngày, có thể tập các bài tập nhẹ nhàng tại nhà. Duy trì luyện tập thường xuyên giúp cải thiện máu chảy đến tai.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ngay từ bữa ăn thường ngày. Nên bổ sung nhiều nhóm rau xanh và trái cây giàu vitamin.
3.4.Thường xuyên đi khám để kiểm tra tai
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và kịp thời chữa trị. Đặc biệt là khi lớn tuổi, bởi lúc này tai rất dễ bị tổn thương. Việc đi khám thường xuyên là bước giúp bạn chắc chắn được tình trạng tai luôn được khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Hóc xương cá nhỏ có tự khỏi không và cách xử lý
Nên thường xuyên tới bệnh viện kiểm tra để đảm bảo tai luôn được khỏe mạnh
Trên đây là 5 nguyên nhân chính gây nên bệnh ù tai thường gặp. Có thể thấy, bị ù tai trong thời gian dài chắc chắn sẽ khiến người bệnh khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa vấn đề này, đừng quên nằm lòng những cách trên để bảo vệ đôi tai thật khỏe mạnh nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.