Viêm xoang mũi là tình trạng viêm xảy ra ở các hốc xoang do nhiễm trùng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị sớm, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh mù lòa.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và triệu chứng của viêm xoang mũi là gì?
1. Viêm xoang mũi là bệnh gì?
Bên trong hai khoang mũi có rất nhiều các hốc xoang chứa các dịch nhầy hô hấp. Khi các hốc xoang này bị nhiễm trùng, dịch nhầy hô hấp không lưu thông được, gây bít tắc. Đó chính là hiện tượng viêm xoang mũi, hay còn được gọi là viêm xoang.
Bệnh có thể diễn ra ở tất cả nhóm xoang như xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm và xoang trán. Tuy nhiên, tùy theo thời gian mắc bệnh mà các chuyên gia chia bệnh thành các loại sau:
– Viêm xoang cấp tính: Là hiện tượng bệnh xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh và diễn ra trong khoảng 2 tuần. Triệu chứng của bệnh khá giống bệnh cảm lạnh thông thường nên rất dễ nhầm lẫn.
– Viêm xoang bán cấp tính: Là hiện tượng bệnh kéo dài lên đến 8 tuần, với các triệu chứng giống như viêm xoang cấp tính.
– Viêm xoang mạn tính: Là biến chứng của viêm xoang cấp tính khi không được xử lý triệt để. Tình trạng bệnh diễn ra dai dẳng, có thể kéo dài đến hơn 8 tuần.
– Viêm xoang tái phát: Là hiện tượng bệnh tái diễn sau khoảng 1 năm điều trị.
Viêm xoang mũi là khi các hốc xoang này bị nhiễm trùng, dịch nhầy hô hấp không lưu thông được, gây bít tắc.
2. Các tác nhân gây bệnh viêm xoang mũi
2.1. Một số nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi
Là một trong những bệnh lý mũi họng phổ biến, viêm xoang chủ yếu hình thành là do các nguyên nhân sau đây:
– Ô nhiễm môi trường:
Môi trường bị ô nhiễm được coi là nguyên nhân lớn nhất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Nếu tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm này, các tác nhân gây bệnh sẽ có điều kiện xâm nhập, tích tụ và gây bệnh.
– Suy yếu hệ miễn dịch và sức đề kháng:
Sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu, khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị suy giảm. Từ đó, cơ thể không đủ sức để chống lại sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây bệnh. Chúng xâm nhập và tích tụ lâu ngày, gây ra bệnh viêm xoang.
– Cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng:
Bất cứ loại dị ứng nào như dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc hay dị ứng hóa chất… đều có thể khiến niêm mạc mũi bị phù nề. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng này, các lỗ thông xoang có thể bị bít tắc. Lâu dần, tình trạng bít tắc ở các lỗ thông xoang sẽ gây nhiễm trùng các hốc xoang.
– Vệ sinh cá nhân chưa tốt:
Lười rửa mặt, rửa tay; Hoặc rửa mặt, rửa tay không kỹ, không dùng xà phòng sát khuẩn… đều khiến virus hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập vào mũi, gây viêm xoang.
Nếu tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm này, các tác nhân gây bệnh sẽ có điều kiện xâm nhập, tích tụ và gây bệnh.
2.2. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, người bệnh còn có thể bị viêm xoang do các yếu tố sau:
– Bất thường về cấu trúc bên trong mũi như: Lệch vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi;
– Các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm… khiến các khoang mũi bị nhiễm trùng;
– Hen suyễn;
– Các bệnh lý răng miệng;
– Các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như ung thư, tiểu đường hoặc HIV/AIDS.
3. Nhận biết viêm xoang bằng cách nào?
3.1. Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mũi
Dựa vào các triệu chứng điển hình sau, người bệnh dễ dàng nhận biết sự xuất hiện của bệnh:
– Thường xuyên chảy nước mũi: Đây là một phản ứng vô cùng bình thường của hệ hô hấp để chống lại sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn. Lâu dần, nước mũi sẽ chuyển từ dạng loãng, màu trong sang dạng đặc có màu xanh hoặc vàng. Nhất là khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập thành công. Nước mũi sẽ chảy ra mũi trước nếu người bệnh bị viêm xoang trước; Hoặc nước mũi sẽ chảy xuống họng nếu người bệnh bị viêm xoang sau.
– Thường xuyên nghẹt mũi, khó thở: Viêm xoang sẽ khiến các đường thông trong khoang mũi bị bít tắc. Do đó, tùy vào tình trạng viêm mà người bệnh sẽ bị nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên.
– Đau nhức: Bất cứ hốc xoang nào bị viêm cũng khiến người bệnh có cảm giác đau nhức và khó chịu. Cụ thể:
+ Viêm xoang hàm khiến người bệnh đau nhức vùng má;
+ Viêm xoang sàng trước khiến khiến vùng giữa hai hốc mắt bị đau nhức;
+ Viêm xoang sàng sau và xoang bướm sẽ gây ra những cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng gáy;
+ Viêm xoang trán sẽ khiến người bệnh đau nhức ở vùng giữa hai lông mày. Đặc biệt, những cơn đau thường xuất hiện vào khoảng 10 giờ sáng.
– Suy giảm khứu giác và vị giác: Khi bệnh trở nặng, người bệnh dần mất đi khả năng ngửi và nếm.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chữa hóc xương ếch an toàn, hiệu quả
Bất cứ hốc xoang nào bị viêm cũng khiến người bệnh có cảm giác đau nhức và khó chịu.
3.2. Các triệu chứng gây bệnh khác
Ngoài các triệu chứng nổi bật kể trên, người mắc bệnh viêm xoang còn gặp phải các triệu chứng sau:
– Viêm họng, ho liên tục hơn 10 ngày;
– Viêm tai giữa với các dấu hiệu như đau tai, chảy dịch mủ;
– Đau răng hàm trên;
– Sốt từ 38 độ trở lên;
– Cơ thể uể oải, mệt mỏi;
– Hơi thở có mùi, hôi miệng…
Có thể nói, dù người bệnh mắc viêm xoang cấp hay mạn tính thì bệnh đều khởi phát với những dấu hiệu tương tự. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng sẽ kéo dài trong bao lâu. Do đó, nếu thấy các triệu chứng của bệnh kéo dài trên 12 tuần thì nhất định phải đến gặp bác sĩ để thăm khám.
4. Bệnh viêm xoang mũi có nguy hiểm đến tính mạng không?
4.1. Những biến chứng của bệnh viêm xoang
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau đây:
– Biến chứng ở mắt: Những người bị viêm xoang trán, xoang sàng hoặc xoang hàm thường gặp phải các biến chứng ở mắt. Người bệnh có nguy cơ mất thị lực, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm các biến chứng như:
+ Viêm các mô liên kết ở quanh hốc mắt;
+ Áp xe mi mắt hoặc túi lệ;
+ Nhiễm trùng các dây thần kinh thị giác;
– Viêm phế quản: Đây là hậu quả của viêm xoang hàm và viêm xoang sàng gây nên. Bệnh làm xuất hiện đờm, mủ hôi, đôi khi có lẫn máu. Không những thế, bệnh còn gây đau đầu, hoặc nghẹt mũi, khó thở.
– Các biến chứng nghiêm trọng khác: Khi virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập sâu vào cơ thể sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng:
+ Viêm màng não hoặc viêm não;
+ Viêm họng mạn tính;
+ Viêm cơ, xương;
+ Nhiễm trùng máu, tĩnh mạch bị viêm tắc…
>>>>>Xem thêm: Viêm xoang mũi dị ứng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể làm suy giảm thị lực.
4.2. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh nhất định phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
– Các triệu chứng của bệnh kéo dài trên 12 ngày;
– Tuy đã thăm khám và điều trị nhưng tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm;
– Bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa và tái đi tái lại nhiều lần;
– Vùng trán, mắt và quanh mắt bị sưng đỏ;
– Đau nhức đầu dữ dội, nhất là vị trí trái dương;
– Suy giảm thị lực, mờ mắt, không nhìn rõ;
– Cứng cổ;
– Sốt cao, mệt mỏi;
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về bệnh viêm xoang mũi. Hy vọng qua đây mọi người đã hiểu hơn về bệnh. Đồng thời, biết cách nhận biết bệnh sớm để kịp thời thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.