Viêm lợi có mủ khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi có mủ khi mang thai khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 90%. Bệnh có dấu hiệu sưng lợi chảy máu chân răng, nếu không điều trị sẽ là tác nhân dẫn đến sinh non, viêm nướu thai nghén, tiền sản giật. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây bệnh và cách khắc phục an toàn cho phụ nữ mang thai là gì, hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm lợi có mủ khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân bị viêm lợi có mủ trong khi mang thai

1.1 Thay đổi hoocmon gây viêm lợi có mủ khi mang thai

Đây là nguyên nhân đầu tiên trong danh sách gây hiện tượng viêm lợi của các mẹ bầu. Hoocmon trong cơ thể phụ nữ sẽ có thay đổi nhất định khi có thai. Sự thay đổi này là tác nhân làm cho lợi bị kích ứng và dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm.

Giải thích cho hiện tượng này, các bác sĩ cho rằng hormon tăng đồng nghĩa việc gia tăng lưu lượng máu lên nướu răng dễ gây viêm lợi. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, tháng thứ 7 và thứ 8 thì tình trạng viêm lợi, nhiễm trùng sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều nhất.

Viêm lợi có mủ khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Hoocmon trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi khi có thai, làm cho lợi bị kích ứng và dễ bị vi khuẩn tấn công.

1.2 Suy giảm miễn dịch trong khi mang bầu

Trong giai đoạn có thai, tâm sinh lý của mẹ sẽ có nhiều thay đổi đồng thời thay đổi cách ăn uống và một số thói quen sinh hoạt. Từ đó, hệ miễn dịch của phụ nữ có thai dễ bị suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển nhanh hơn trong khoang miệng. Điều này sẽ làm thay đổi độ pH và môi trường hóa học dẫn đến viêm lợi trùm có mủ hay xảy ra.

1.3 Hay ốm nghén và nôn ói gây viêm lợi có mủ khi mang thai

It người biết rằng hiện tượng ốm nghén và nôn ói chính là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm lợi trùm có mủ. Khi nôn ói nhiều, các thức ăn cùng với dịch vị tiêu hóa và axit sẽ trào ngược lên thực quản và thông qua đường miệng ra ngoài. Trong khí đó, axit HCl thường có trong dạ dày có tính chất hoạt động hóa học rất mạnh làm ảnh hưởng xấu đến các tế bào niêm mạc. Khi loại axit này tiếp xúc vào răng và nướu thì làm cho men răng bị mòn đi và gây ra hiện tượng răng viêm lợi, ê buốt.

Tìm hiểu thêm: Những điều lưu ý trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ

Viêm lợi có mủ khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Hay ốm nghén và nôn ói cũng là nguyên nhân gây viêm lợi có mủ khi mang thai

1.4 Vệ sinh răng miệng không đảm bảo

Trong giai đoạn ốm nghén, các mẹ có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Mẹ bầu thường hay ăn nhiều bữa phụ hơn và các loại thực phẩm để có cảm giác ngon miệng trong thời kỳ ốm nghén. Vì việc này mà vi khuẩn có hại phát triển mạnh kèm theo việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo làm gia tăng tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng.

2. Hậu quả mẹ bầu gặp phải khi bị viêm lợi

Viêm lợi có mủ không chỉ gây ra những khó chịu, cơn đau nhức mà còn cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu:

– Giảm khả năng ăn nhai, không còn cảm giác ăn uống ngon miệng do nướu răng hay bị đau nhức. Từ đó quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ bị cản trở, tăng nguy cơ sinh con bị còi xương.

– Tâm lý, tinh thần bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu mỗi ngày. Từ đó dễ gia tăng những cảm xúc tiêu cực ở cơ thể mẹ. Cơ thể mẹ lúc này sẽ tiết ra những độc tố có hại, làm giảm khả năng tuần hoàn máu và hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

– Ảnh hưởng đến em bé: viêm lợi có mủ nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến hiện tượng viêm lợi thai nghén, tiền sản giật, em bé dễ sinh ra bị thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng.

3. Cách điều trị viêm lợi có mủ dành cho mẹ bầu

Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm lợi có mủ an toàn ở nhà dành cho mẹ bầu vừa dễ vừa thực vừa có hiệu quả cao:

– Súc miệng bằng nước muối: phương pháp không thể bỏ qua khi phụ nữ có thai bị viêm nướu, chảy máu chân răng. Đây cũng là nguyên liệu an toàn và dễ tìm kiếm trong căn bếp các gia đình. Trong muối tinh có chứa nhiều khoáng chất, có khả năng sát khuẩn, sát trùng hiệu quả. Chính vì lý do đó, dung dịch này có thể giúp mẹ bầu loại bỏ các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm thiểu viêm lợi có mủ. Các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ khi mang thai mỗi ngày nên súc miệng nước muối ít nhất 1 lần giúp cho lợi giảm sưng tấy và răng trở nên chắc khỏe.

Viêm lợi có mủ khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Những người nên và không nên bọc răng sứ

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp không thể bỏ qua khi phụ nữ có thai bị viêm nướu, chảy máu chân răng.

– Chữa viêm lợi bằng lá trầu không do loại lá này có chứa nhiều thành phần có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Có hai cách để dùng lá trầu không trị viêm nướu. Đầu tiên có thể giã nhỏ với muối, lấy nước cốt để súc miệng hàng ngày. Cách thứ hai, thực hiện nấu lá trầu không với nước để súc miệng khi bị chảy máu chân răng hoặc xuất hiện cơn đau nhức.

– Chữa viêm lợi có mủ bằng rượu hạt cau với rượu, có tính sát khuẩn giảm viêm nhiễm hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai. Dùng hạt cau khô hoặc cau tươi ngâm trong rượu trắng trong khoảng 15 ngày sau. Mỗi lần ngậm dung dịch trong miệng khoảng 5 phút để ngăn chặn tình trạng viêm lợi có mủ phát triển.

– Sử dụng gel nha đam: chất nhầy trong nha đam có khả năng giảm các mảng bám trên răng và chữa viêm lợi hiệu quả. Các mẹ bầu súc miệng bằng dung dịch nước pha với gel nha đam trong khoảng 30 giây để giảm bớt đau lợi hơn.

Những biện pháp trên có thể không mang lại hiệu quả tuyệt đối do cơ địa của từng người khác nhau và có thể gây nguy hiểm nếu mẹ bầu dị ứng với các thành phần. Chính vì vậy, mẹ bầu được khuyên nên thực hiện khám răng miệng định kỳ trong thời gian có thai để phát hiện và điều trị các bệnh các bệnh lý răng miệng, tránh những hệ lụy không mong muốn xảy ra và tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *