Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi là tiền đề để bác sĩ phát hiện và đưa ra chẩn đoán có mắc ung thư phổi hay không. Dựa vào các chỉ số xét nghiệm ung thư phổi như Cyfra 21-1, ProGRP, NSE,… kết hợp với một số chỉ định chẩn đoán hình ảnh, bạn có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm ung thư phổi
1. Chỉ số xét nghiệm ung thư phổi có ý nghĩa như thế nào
1.1. Có tới 5 chỉ số xét nghiệm ung thư phổi
Dưới đây là một số xét nghiệm chỉ điểm dấu ấn ung thư được chỉ định phổ biến nhằm truy tìm dấu hiệu ung thư phổi:
– Cyfra 21-1: Ở người bình thường không mắc bệnh, chỉ số này đạt ngưỡng xét nghiệm máu Cyfra 21-1 đóng vai trò quan trọng trong chấn đoán và điều trị bệnh.
– NSE là một xét nghiệm chỉ điểm dấu ấn ung thư được ứng dụng phổ biến, đặc hiệu cho ung thư phổi tế bào nhỏ và u nguyên bào thần kinh. 72% người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ cho kết quả xét nghiệm mức độ NSE huyết thanh tăng >25ng/mL. Nồng độ NSE ở bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ cho thấy có sự tương quan với tải lượng khối u, số vị trí di căn và đáp ứng với điều trị. Độ nhạy của chỉ số xét nghiệm này là 50 – 80%.
– Xét nghiệm ProGRP: Trường hợp nghi ngờ mắc ung thư phổi tế bào nhỏ, hoặc phân biệt loại ung thư này với các ung thư phổi khác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Nồng độ ProGRP có độ nhạy cao, đặc biệt hữu dụng với những trường hợp không thể thực hiện sinh thiết khối u phổi.
– CEA: Người bình thường có chỉ số CEA ở mức 0 – 2.5ng/mL, trong khi 29% bệnh nhân mắc ung thư phổi xét nghiệm cho chỉ số CEA cao hơn 10ng/mL.
– CA 19-9: Đây là kháng nguyên có ở tế bào tuyến của nhiều tạng, bao gồm phổi. Tuy nhiên, xét nghiệm này ít có giá trị trong phát hiện sớm, vì thực tế cho thấy khoảng 50% trường hợp bị ung thư phổi không cho kết quả gia tăng chỉ số CA 19 – 9.
Ung thư phổi có thể phòng ngừa bằng việc tầm soát định kỳ
1.2. Ai nên theo dõi các chỉ số xét nghiệm ung thư phổi
Không riêng những người có thói quen hút lá nhiều, ung thư phổi có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Dưới đây là những đối tượng cần theo dõi định kỳ các chỉ số xét nghiệm ung thư phổi:
– Những người nghiện thuốc lá, có tần suất hút thuốc nhiều cùng lối sống thiếu lành mạnh, hạn chế vận động, ăn uống không khoa học.
– Những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá (dù không hút). Hút thuốc thụ động cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi và chiếm tỷ lệ cao ở nữ giới.
– Những người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi, hóa chất.
– Bản thân từng mắc ung thư phổi, hoặc gia đình có tiền sử người thân từng mắc bệnh này.
– Những người từng mắc các bệnh ung thư khác như: ung thư tuyến vú, tụy, bàng quang,… cần thực hiện xét nghiệm định kỳ để tiên lượng tình trạng sức khỏe và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp băn khoăn về việc tầm soát ung thư cho nam giới
Xét nghiệm chỉ điểm dấu ấn ung thư phổi là bước đầu tiên trong quy trình sàng lọc ung thư
2. Chỉ xét nghiệm chưa đủ căn cứ kết luận ung thư phổi
Mặc dù cho kết quả rõ ràng, nhưng xét nghiệm chỉ là tiền đề để bác sĩ nghi ngờ và truy tìm dấu ấn ung thư. Thực tế, một số bệnh lý mạn tính có thể khiến các chỉ số xét nghiệm trên tăng nhẹ, dẫn đến hiện tượng dương tính giả. Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số phương pháp khác như chẩn đoán hình ảnh, soi phế quản, sinh thiết.
– Chẩn đoán hình ảnh (bao gồm chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI phổi): Giúp bác sĩ dễ dàng xác định vị trí tổn thương và quan sát tình trạng khối u. Nhờ hình ảnh thu được sắc nét, bác sĩ có thể phát hiện được các khối u có kích thước nhỏ, đồng thời xác định mức độ xâm lấn để chỉ định sinh thiết (nếu nghi ngờ khối u ác tính).
– Soi phế quản: Bằng việc sử dụng một ống soi luồn qua mũi hoặc miệng, thâm nhập sâu vào phổi để quan sát các tổn thương và khối u xuất phát từ phế quản. Nếu nghi ngờ khối u ác tính, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm để sinh thiết.
Với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, cần làm thêm một số chẩn đoán khác để xác định giai đoạn bệnh và phát hiện các tổn thương di căn.
Như vậy, chỉ riêng xét nghiệm chỉ điểm dấu ấn ung thư là chưa đủ để bác sĩ đưa ra kết luận người bệnh có thực sự mắc ung thư phổi hay không. Nồng độ tăng cao khi xét nghiệm máu có thể cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh lý khác. Căn cứ vào dấu hiệu, tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định khám phù hợp, không để lọt bệnh.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về răng số 9
Chụp cắt lớp vi tính phổi cho hình ảnh đa chiều rõ nét, dễ dàng phát hiện khối u có kích thước nhỏ
3. Gói tầm soát ung thư phổi tại TCI
Nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc thăm khám, đồng thời nâng cao ý thức duy trì lịch tầm soát sức khỏe định kỳ, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho ra mắt các gói tầm soát ung thư phổi với đầy đủ tiện ích:
– Được xây dựng bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành về sàng lọc ung bướu, phù hợp với người khỏe và hậu điều trị cần theo dõi tình trạng bệnh tái phát.
– Gồm đầy đủ bước khám thiết yếu, bao gồm cả xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chỉ điểm khối u, chẩn đoán hình ảnh.
– Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn. Trường hợp phát hiện ung thư, tại TCI có khoa Ung bướu hợp tác với đội ngũ chuyên gia ung bướu giỏi đến từ Singapore, đem lại cơ hội chữa bệnh với phác đồ chuẩn Sing, chi phí tiết kiệm cho người Việt.
– Quá trình sàng lọc có sự hỗ trợ của công nghệ và máy móc hiện đại: Hệ thống xét nghiệm tự động, chụp CT đa dãy, chụp X-quang đa tư thế,…
– Chi phí trọn gói, không phát sinh thêm, được thiết kế phù hợp với mọi đối tượng.
Mỗi người nên duy trì thói quen tầm soát sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư phổi nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Chi tiết về gói khám, vui lòng liên hệ bệnh viện để được tư vấn sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.