Bệnh lao có tự khỏi không và cách điều trị

Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng ở người do vi khuẩn lao gây ra. Vi khuẩn này có thể tấn công phổi, hạch, xương, màng não, màng bụng,… và để lại những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Cho đến nay nhiều vẫn thắc mắc người bệnh lao có tự khỏi không? Cùng tìm hiểu về bệnh lao để tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Bệnh lao có tự khỏi không và cách điều trị

1. Giải đáp vấn đề: Bệnh lao có tự khỏi không?

1.1 Bệnh lao có tự khỏi không nếu không điều trị?

Lao là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Bệnh lao lây nhiễm từ người sang người qua đường không khí.

Thực tế, nhiều người tiếp xúc với vi khuẩn lao nhưng không bị nhiễm bệnh, đó là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể họ có khả năng chống lại nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lao từ đầu. Điều này khiến cho vi khuẩn lao không thể xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh. Tuy nhiên ở những người có sức đề kháng yếu, vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập và gây hại.

Cho đến nay nhiều người vẫn nghĩ bệnh lao có thể tự khỏi hoặc băn khoăn bệnh này có thể tự khỏi hay không. Nhưng theo các chuyên gia, đây là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và KHÔNG THỂ TỰ KHỎI nếu không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc điều trị bệnh lao bằng thuốc thường diễn ra  trong một khoảng thời gian nhất định.

Bệnh lao có tự khỏi không và cách điều trị

Lao là bệnh không thể tự khỏi.

1.2 Bệnh lao có tự khỏi không nếu không gây triệu chứng?

Một số trường hợp vi khuẩn lao tồn tại bên trong cơ thể nhưng ở thể ngủ, bị ức chế bởi hệ miễn dịch nên không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Dạng này được gọi là lao tiềm ẩn. Tuy không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng lao tiềm ẩn có thể phát triển và gây ra triệu chứng khi hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, bệnh lao tiềm ẩn cũng cần được điều trị thay vì để bệnh tự diễn biến âm thầm như vậy.

Khi hệ thống miễn dịch không thể ngăn chặn nhiễm trùng, tiêu diệt hoặc ức chế được vi khuẩn thì các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau khi nhiễm vi khuẩn lao, bao gồm:

– Ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu, kéo dài hơn 3 tuần

– Đau ngực, đôi khi khó thở

– Mệt mỏi mọi lúc

– Đổ mồ hôi trộm về đêm

– Sốt nhẹ, ớn lạnh thường vào khoảng giờ chiều

– Chán ăn, gầy sút

Đây được gọi là lao thể hoạt động và không thể tự khỏi. Bệnh nhân cần được điều trị sớm theo một phác đồ chặt chẽ để ngăn ngừa bệnh trở nặng, tiến triển thành lao kháng thuốc.

2. Cách điều trị bệnh lao

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm lao, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu để chẩn đoán chính xác. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh lao, việc điều trị lao phải được tiến hành càng sớm càng tốt, phương pháp tùy vào thể bệnh và mức độ nhiễm vi khuẩn.

2.1 Tuân thủ điều trị để khỏi bệnh

Nguyên tắc điều trị lao

Điều trị lao là việc cần phải thực hiện xuyên suốt, bệnh nhân lao phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Tuyệt đối không được bỏ thuốc ngắt quãng 1 ngày nào vì vi khuẩn lao có thể hồi phục và tấn công trở lại ngay tròn khoảng thời gian đó.

Quá trình điều trị lao thường chia làm 2 đợt: đợt tấn công thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì thường gồm 2 thuốc. Để việc điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ 3 chữ “Đ”

Đúng: Điều trị đúng phác đồ, liều lượng, loại thuốc.

Đủ: Đủ thời gian. Quá trình điều trị bệnh lao thường kéo dài 6 hoặc 8 tháng. Tùy theo loại bệnh lao, thời gian điều trị có thể sẽ khác nhau.

Đều: Bệnh nhân cần uống thuốc thật đều đặn hằng ngày, thường vào buổi sáng lúc bụng đói. Thời gian này có thể thay đổi tùy vào cơ địa và tùy vào sự dung nạp thuốc của từng bệnh nhân. Trong thời gian điều trị, nếu bệnh nhân tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc, uống thuốc không đều đặn… sẽ làm giảm hiệu quả điều trị khiến vi khuẩn lao rất dễ kháng thuốc lao. Lúc này, nồng độ thuốc diệt vi khuẩn lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi khuẩn lao kháng thuốc, dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác điều trị về sau. Vi khuẩn lao  kháng  thuốc cũng rất dễ lây lan  cho người thân và cho cộng đồng.

Tìm hiểu thêm: Soi tươi dịch âm đạo gây ra tình trạng khí hư bất thường

Bệnh lao có tự khỏi không và cách điều trị

Bệnh lao được điều trị bằng kháng sinh, kéo dài trong khoảng 6 – 8 tháng và chia thành 2 đợt.

Mộ số tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh lao

Tình trạng nước tiểu có màu đỏ và thậm chí mồ hôi hoặc nước mắt có màu đỏ là bình thường sau khi uống thuốc điều trị lao vì đây là màu của thuốc.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị lao có thể gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng:

– Nhẹ: Người bệnh có thể mệt mỏi, nổi mề đay, ngứa, đau nhức các khớp lớn (còn gọi là hội chứng giả gout).

– Nặng: Có trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ, vàng da, đau bụng, nôn mửa…

Nếu gặp phải các vấn đề trên, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí kịp thời.

2.2 Các biện pháp hỗ trợ

Để việc điều trị bệnh lao đạt hiệu quả cao và hạn chế lây lan cho cộng đồng, bệnh nhân cần thực hiện những điều sau:

– Hạn chế tiếp xúc gần hoặc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác

– Không đi học, đi làm, khi chưa được bác sĩ cho phép.

– Tránh những nơi thiếu vệ sinh, không gian đông đúc, ngột ngạt

– Che mũi miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân và rửa sạch tay thường xuyên bằng xà phòng

– Đảm bảo không gian sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng

– Tránh ngủ chung phòng với người khác

– Ăn uống lành mạnh với rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin…

– Tập thể dục thường xuyên, kết hợp ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh lao có tự khỏi không và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách loại bỏ bệnh phụ khoa

Trong khi điều trị bệnh lao, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp tăng sức đề kháng và phòng tránh lây lan cho những người xung quanh.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp “bệnh lao có tự khỏi không?” và hiểu về những phương pháp điều trị căn bệnh này. Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ, hãy thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *