Trẻ em bị viêm amidan là vấn đề hô hấp thường gặp nhất hiện nay. Đặc biệt với những trẻ có sức đề kháng yếu thì càng dễ mắc bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý vấn đề viêm amidan ở trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Viêm amidan ở trẻ nên xử lý bằng cách nào tối ưu?
1. Viêm amidan – Căn bệnh dễ mắc ở trẻ nhất hiện nay
1.1. Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ
Trẻ em bị viêm amidan thường có liên quan tới những nguyên nhân sau:
– Hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng là nguyên nhân gây viêm amidan phổ biến nhất ở trẻ. Khi hệ thống miễn dịch không ổn định hoặc kém sẽ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công qua hầu họng và gây viêm amidan.
– Nhiễm virus: virus sởi, virus ho gà, virus cúm…
– Nhiễm vi khuẩn tụ cầu, liên cầu tan huyết nhóm A,…
– Sinh sống và tiếp xúc trong môi trường nhiều khói bụi, chất hóa học.
– Ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá lạnh cũng dễ khiến vùng amidan bị sưng viêm.
– Mắc các bệnh đường miệng, hô hấp như: sâu răng, viêm họng, viêm lợi, viêm xoang… Đây là yếu tố gây nguy cơ cao bị viêm amidan hơn so với trẻ bình thường.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu và cơ địa dị ứng rất dễ bị viêm amidan
1.2. Biểu hiện viêm amidan ở trẻ
Viêm amidan ở trẻ rất dễ nhận biết qua các triệu chứng như:
– Amidan có dấu hiệu sưng đỏ có thể nhìn thấy rõ khi trẻ há miệng.
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu, thậm chí vẫn còn dù đã đánh răng.
– Xuất hiện các đốm trắng bám quanh niêm mạc họng. Tuy nhiên ở một vài trường hợp có thể không thấy.
– Trẻ luôn cảm thấy khô và đắng trong miệng.
– Đau rát vùng cổ họng, khó chịu hơn khi nói chuyện hoặc ăn uống.
– Ho nhiều, có thể ho có đờm. Nếu để lâu dài giọng nói trở nên bị khàn, không được trong tiếng.
– Trẻ thường xuyên nuốt nước bọt, chảy dãi.
– Ù tai, đau nhức tai.
– Có thể sốt cao, kèm theo xuất hiện phát ban ở cổ, lưng hay mặt.
– Có thể nổi hạch dưới hàm gây sưng đau.
– Trẻ liên tục quấy khóc, đặc biệt là về đêm.
– Xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy do amidan sưng to và chèn ép đường thở.
– Sụt cân thấy rõ.
Viêm amidan có thể khiến trẻ bị sốt cao, mệt mỏi,..
1.3. Biến chứng của bệnh
Ở trẻ em, viêm amidan được đánh giá là bệnh khá nguy hiểm. Nếu chủ quan, không can thiệp sớm thì bệnh sẽ kéo dài và thường xuyên tái phát. Từ đó, trẻ sẽ rơi vào nguy cơ gặp phải các biến chứng như:
– Tổn thương nặng vùng amidan: áp xe amidan, sỏi amidan, áp xe thành họng,…
– Mắc các bệnh hô hấp: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm họng mạn tính.
– Thở trở nên khó khăn, thậm chí có thể ngưng thở khi ngủ.
– Gây viêm tai giữa, thậm chí có thể bị thủng màng nhĩ và ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
– Vùng mặt biến dạng như: chóp mũi nhỏ lại, cằm nhô, xương hàm kém phát triển. Điều này là hệ quả của việc thở bằng miệng kéo dài ở trẻ.
2. Cách xử lý viêm amidan ở trẻ cha mẹ nên biết
2.1. Cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày
Cách đơn giản nhất để xử lý viêm amidan ở trẻ đó là súc miệng nước muối hàng ngày. Muối với tác dụng diệt khuẩn giúp vệ sinh và thanh lọc cổ họng. Đồng thời loại bỏ vi khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt. Thực hiện súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày giúp hạn chế sự lây lan của vi khuẩn trong vòm họng. Hơn nữa trẻ cũng cảm thấy cổ họng dịu hơn, bớt sưng đau hơn sau khi súc miệng.
Một lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ đó là không nên pha nước muối quá mặn cho bé. Để an nhất, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý.
Tìm hiểu thêm: Bị dị vật ở cổ – Phải làm sao?
Dạy trẻ súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày
2.2. Sử dụng mật ong và chanh
Mật ong vốn nổi tiếng là một thành phần kháng viêm tự nhiên. Mật ong giúp diệt khuẩn, giảm đau họng và tiêu viêm giảm mủ do viêm amidan. Cha mẹ có thể cho trẻ uống một cốc nước ấm pha loãng với chanh và mật ong. Bằng cách này, các triệu chứng viêm amidan được cải thiện hiệu quả. Trẻ cảm giác đỡ hơn ở vùng họng và không còn khó chịu do viêm amidan gây ra.
2.3. Sử dụng nước cốt húng quế
Húng quế là một loại thảo dược tốt, giúp điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho và làm long đờm. Đồng thời húng quế cũng giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt ở trẻ bị viêm amidan.
Cha mẹ nên đun sôi một nắm lá húng quế trong khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước cốt cho bé uống hàng ngày. Mỗi ngày chia thành 3 lần sẽ giúp giảm triệu chứng viêm amidan trong thời gian ngắn.
Húng quế có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng amidan
2.4. Những thực phẩm nên cho trẻ ăn
Với tình trạng viêm amidan ở trẻ, lưu ý những thực phẩm nên cho trẻ ăn là rất quan trọng. Một số thực phẩm, đồ ăn tốt cho trẻ khi bị sưng amidan đó là:
– Đồ ăn mềm, dễ nuốt: cháo, súp, các món hầm nhừ,…
– Trái cây giàu vitamin C: cam, quýt, lựu, bưởi,…
– Rau xanh: cải thảo, cải bó xôi, rau mồng tơi,…
– Thực phẩm giàu kẽm: thịt bò, gan,..
2.5. Đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra
Khi thấy trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng viêm amidan kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra họng và khai thác triệu chứng lâm sàng của trẻ. Từ đó, qua kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm amidan.
Nếu tình trạng viêm amidan nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho trẻ. Còn với tình trạng nặng và có nguy cơ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ sau này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt amidan nếu cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Bị viêm xoang mũi có chữa được không?
Đưa trẻ đi khám nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng liên quan đến viêm amidan
Có thể thấy viêm amidan ở trẻ là vấn đề sức khỏe đường hô hấp không thể xem nhẹ và chủ quan. Cha mẹ cần sát sao và để ý những biểu hiện khác thường ở trẻ. Sự quan tâm sớm và chủ động trong thăm khám sẽ giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thông tin bổ ích cho cha mẹ trong việc xử lý khi trẻ bị viêm amidan rồi nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.