Dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề đau lưng thông thường, hội chứng chùm đuôi ngựa là bệnh lý nghiêm trọng hơn liên quan đến các rễ thần kinh của chùm đuôi ngựa. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn làm gián đoạn chức năng vận động, cảm giác ở hai chân và bàng quang. Phát hiện và điều trị muộn có thể khiến bệnh nhân gặp phải biến chứng liệt vĩnh viễn. Do vậy, mỗi người nên trang bị cho mình kiến thức về nhận biết và điều trị bệnh ngay từ sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Hội chứng chùm đuôi ngựa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Dấu hiệu Chấn Thương Sọ Não ở Trẻ Em và Cách Xử Lí KỊP THỜI
- Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết
1. Hội chứng chùm đuôi ngựa là gì?
Chùm đuôi ngựa là tập hợp dây thần kinh ở vị trí phần cuối của tủy sống. Các dây thần kinh này có hình thể giống với đuôi ngựa và chi phối vận động, cảm giác cho chân và bàng quang. Khi các rễ thần kinh của chùm đuôi ngựa bị chèn ép (chụp chiếu hoặc giải phẫu chùm đuôi ngựa phát hiện được) làm gián đoạn chức năng vận động, cảm giác đến chân và bàng quang được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa (CES).
Chứng chùm đuôi ngựa nếu không điều trị kịp thời có thể gây tàn phế vĩnh viễn
2. Nguyên nhân hội chứng chùm đuôi ngựa
Nguyên nhân thường gặp của hội chứng này được xác định là do thoát vị đĩa đệm lớn ở vùng thắt lưng. Do vận động sai tư thế hoặc tuổi tác, ảnh hưởng đến các rễ thần kinh tại vị trí này. Ngoài ra, hội chứng này cũng có thể xảy ra do:
+ Tổn thương và khối u cột sống
+ Cột sống bị viêm, nhiễm trùng
+ Hẹp ống sống thắt lưng
+ Dị dạng động tĩnh mạch cột sống
+ Biến chứng phẫu thuật cột sống thắt lưng
+ Do quá trình gây tê tủy sống
3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng chùm đuôi ngựa
Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau, sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào mức độ chèn ép và rễ thần kinh cụ thể bị tác động. Các triệu chứng này thường thay đổi về cường độ và tiến triển chậm theo thời gian.
Một số bệnh dễ bị nhầm lẫn với hội chứng chùm đuôi ngựa do các triệu chứng tương đồng nhau bao gồm: bệnh thần kinh ngoại biên, chèn ép tủy, thoát vị đĩa đệm,… Tuy nhiên, người bệnh có thể căn cứ vào những triệu chứng dưới đây để phân biệt và nhận biết sớm bệnh:
+ Đau dữ dội thắt lưng
+ Chân cảm thấy yếu một bên hoặc cả hai bên
+ Mất cảm giác vùng cơ thể ngồi trên yên ngựa
+ Bí tiểu, tiểu không tự chủ do rối loạn chức năng bàng quang
+ Có rối loạn chức năng tình dục
+ Mất phản xạ ở chân
Ngoài ra, nếu đang bị thoát vị đĩa đệm, mới trải qua phẫu thuật ở cột sống cũng cần chú ý dấu hiệu đau lưng để có hướng xử trí kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Chữa đau khớp vai ở đâu? chữa trị sớm, bệnh dễ chuyển mạn tính
Hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra chủ yếu do thoát vị đĩa đệm
Tùy theo vị trí tổn thương, có thể gặp phải hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn và không hòa toàn.
4. Các hội chứng đuôi ngựa thường gặp
Cụ thể có 3 hội chứng đuôi ngựa thường gặp nhất là:
+ Hội chứng đuôi ngựa trên: Liệu ngoại biên toàn bộ 2 chân kèm rối loạn cảm giác.
+ Hội chứng đuôi ngựa dưới: Do bệnh lý thoát vị đĩa đệm có triệu chứng trứng rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác đáy chậu, yếu, liệt chân…
+ Hội chứng đuôi ngựa giữa: Cũng gặp trong thoát vị đĩa đệm với các đặc trưng liệt cẳng chân, liệt độgn tác bàn chân, mất cảm giác ngón chân, mặt sau đùi và mông…
5. Chẩn đoán hội chứng chùm đuôi ngựa
Để chẩn đoán chính xác hội chứng chùm đuôi ngựa, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi bệnh sử và chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng bao gồm:
Chụp cộng hưởng từ MRI:
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp cung cấp hình ảnh ba chiều cấu trúc cơ thể do sử dụng từ trường và công nghệ máy tính. Bác sĩ sẽ quan sát được hình ảnh của tủy sống, rễ thần kinh và các khu vực lân cận
Chụp X quang có tiêm thuốc cản quang
Phương pháp này cho phép quan sát hình ảnh tủy sống, dây thần kinh trong ống sống bị đẩy lệch do bệnh thoát vị đĩa đệm, gai xương, có khối u ở cột sống thắt lưng.
6. Điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa
Hiện nay, phẫu thuật đang là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho hội chứng chùm đuôi ngựa. Mục đích phẫu thuật nhằm cứu vãn chức năng thần kinh bởi hội chứng này có thể gây tàn phế vĩnh viễn cho bệnh nhân, mất kiểm soát đại tiểu tiện.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa Giãn Dây Chằng cổ chân, mắt cá chân, gót chân Hiệu Quả
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả ngăn chặn biến chứng tàn phế
Phẫu thuật càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Cải thiện các khiếm khuyết về cảm giác, vận động và chức năng vận động. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng thuốc. Kết hợp với tự đặt ống thông ngắt quãng để phục hồi chậm nhưng ổn định chức năng bàng quang và ruột.
Những thông tin về hội chứng chùm đuôi ngựa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo*
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.