Bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cấp, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết và sốt virus là 5 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè nóng nực. Cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời hiệu quả cho trẻ càng sớm càng tốt tránh để triệu chứng bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: 5 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè Bệnh tay – chân – miệng
Bệnh tay – chân – miệng
Bệnh do virus đường ruột gây nên, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả
Triệu chứng bệnh chân tay miệng bao gồm: lúc đầu trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi…
Khi trẻ có triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nguy hiểm gây nên các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, thở nhanh. Đồng thời bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Sốt virus
Triệu chứng sốt virus ở trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho… Khi bị sốt do virus, triệu chứng sốt có thể duy trì trong vài ngày, dùng thuốc hạ sốt thông thường, thân nhiệt cũng không giảm là bao. Sau khi đỡ sốt, trẻ có thể phát ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2- 4 của bệnh, ban thường mọc tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra, trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu.
Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản cấp J20 ở trẻ em từ A đến Z
Sốt virus là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè
Bệnh được điều trị chủ yếu bằng cách hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Cần theo dõi các dấu hiệu biến chứng: đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật… để phát hiện các triệu chứng của viêm não và cần được điều trị kịp thời.
Viêm não Nhật Bản B
Bệnh viêm não Nhật Bản B do virut Arbo gây ra. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.
Khi trẻ có những biểu hiện bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng viêm não Nhật Bản B hiệu quả nhất.
Sốt xuất huyết (SXH)
Bệnh SXH Dengue là một bệnh do virus lây truyền qua đường muỗi đốt. Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2- 7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Một số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn,…Một số trường hợp diễn biến đến sốc SXH với biểu hiện chân tay lạnh, mạch nhanh, …
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu SXH, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng trẻ.
Tiêu chảy cấp
>>>>>Xem thêm: Thông tin cơ bản về ho gà ở trẻ, bố mẹ biết hay chưa
Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm đối với trẻ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Trẻ bị tiêu chảy cấp thường có một số triệu chứng như: đi ngoài 10 – 15 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua nhiều khi có nhầy máu; Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn; Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít; …
Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng và cơ thể suy nhược, giảm miễn dịch.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.