Chụp X-quang áp xe phổi và một trong số những chỉ định phổ biến của bác sĩ khi muốn kiểm tra và sàng lọc bệnh lý về phổi. Chúng tôi sẽ thông tin đến bạn những lưu ý quan trọng về cách thực hiện, quy trình, yêu cầu để bạn có thể nắm rõ về phương pháp chẩn đoán này.
Bạn đang đọc: Chụp X-quang áp xe phổi và những lưu ý quan trọng cần biết
1. Đánh giá về phương pháp chụp X-quang phổi
Đây là kỹ thuật sử dụng máy chụp X-quang ở phòng đặc biệt với bóng phát tia X có thể di chuyển gắn vào kim loại, người bệnh đứng ở trước một tấm chứa phim X-quang hay đầu thu để ghi lại hình ảnh của phổi, tim, mạch máu, hạch bạch huyết, đường thở…
Để đánh giá tình trạng áp xe phổi thì chụp X-quang có thể đánh giá ban đầu nhưng chưa toàn diện tình trạng bệnh mà cần thực hiện bổ sung một số xét nghiệm và chẩn đoán khác.
Về ưu điểm, chụp X-quang áp xe phổi nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, đánh giá toàn thể hai lá phổi và phát hiện được những tổn thương đủ lớn để không che lấp hai lá phổi.
Phòng chụp X-quang phổi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Tuy nhiên, đối với áp xe phổi, chụp X-quang không đán giá được tổn thương nhỏ hoặc quá sớm, tổn thương ở phổi cũng có thể che bởi xương sườn hoặc bóng tim, khó phát hiện tổn thương tại hai đỉnh phổi hay đặc tính ở bên trong tổn thương phổi.
Chụp X-quang phổi thường hiệu quả đối với chẩn đoán bước đầu các bệnh lý nhưng để có thể kết luận chính xác cần thực hiện những xét nghiệm lâm sàng khác.
Dựa vào những hình ảnh khi tia X xuyên qua mô mềm, dịch của cơ thể đến phim từ đó bác sĩ có thể xác định được có dịch hay khí ở trong khoang màng phổi không.
2. Chụp X-quang trong chẩn đoán và điều trị áp xe phổi
1.1 Chỉ định chụp X-quang trong chẩn đoán và điều trị áp xe phổi
Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh phổi nhưng chụp X-quang vẫn là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán tình trạng bệnh. So với những kỹ thuật khác, chụp X-quang phổi có thể áp dụng đa dạng tình trạng khác nhau như:
– Kiểm tra tình trạng phổi nói chung
– Chỉ định khi người bệnh có triệu chứng: đau đầu, khó thở, tức ngực, ho dai dẳng…
– Chẩn đoán sàng lọc ban đầu bệnh áp xe phổi, phát hiện bất thường ở phổi khi theo dõi tình trạng bệnh.
1.2 Quy trình chụp X-quang trong chẩn đoán và điều trị áp xe phổi
Địa điểm chụp X-quang cần được thiết kế đặc biệt với thiết bị lắp đặt để ngăn chặn tia X phóng ra ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Các bước để thực hiện chụp X-quang như sau:
– Đến phòng chụp X-quang và thay trang phục phù hợp theo hướng dẫn của kỹ thuật viên
– Được hướng dẫn tư thế đứng trước tấm phim chụp X-quang bên trong hoặc dụng cụ có đầu thu đặc biệt được ghi vào trong máy tính
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị các cơn ho bạn cần biết
Chụp X-quang phổi đúng tư thế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
– Cuối cùng là đứng chụp và nín thở để tăng độ nét cho hình chụp.
Bác sĩ có thể dựa trên kết quả phim chụp và đánh giá tình trạng bệnh, đồng thời xác định xem có cần bổ sung phương pháp nào hay không. Người bệnh hoàn toàn yên tâm về tia X trong quá trình chụp bởi không gây hại hay ảnh hưởng tới sức khỏe.
1.3 Đánh giá tình trạng phổi thông qua X-quang
Một kết quả X-quang bình thường có thể đánh giá được:
– Kích thước và hình dáng của phổi, đánh giá được khối u hoặc biến chứng trong phổi
– Đánh giá được mạch máu, mô và kích thước
– Đánh giá tình trạng tụ chất lỏng, khí hoặc dị vật trong khoang phổi.
Từ đó bác sĩ có thể đánh giá được những tổn thương liên quan tới áp xe phổi, phù phổi, chấn thương phổi, tụ dịch màng phổi, dị vật đường thở, lao phổi, viêm phổi…
Tuy nhiên, để quá trình chụp X-quang hiệu quả, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau:
– Cần chuẩn bị bệnh án, phiếu kết quả xét nghiệm, kết quả chụp X-quang trước đây để bác sĩ có thể đánh giá kĩ hơn về tình trạng bệnh
– Nữ giới có thai hoặc nghi ngờ có thai cần thông báo với bác sĩ để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi
– Mặc đồ mỏng, mặc áo choàng của cơ sở y tế, ưu tiên đồ mỏng
– Một số dụng cụ cần bỏ trước khi tiến hành chụp như: nhẫn, vòng, kính…
1.4 Chi phí để chụp X-quang chẩn đoán và điều trị áp xe phổi
Mức chi phí chụp X-quang cũng là điều nhiều bệnh nhân quan tâm. Mức chụp có thể biến động tùy theo từng cơ sở y tế, tuy nhiên mức giá chụp X-quang thường thấp hơn so với nhiều chỉ định khác trong điều trị các bệnh lý về hô hấp.
Đồng thời mức chi phí sẽ không bao gồm xét nghiệm kèm theo và dịch vụ khám chữa bệnh khác. Mức chi phí không thay đổi trong mỗi lần chụp tuy nhiên nếu bệnh nhân chụp nhiều lần sẽ chi trả mức chi phí tương đương số lần chụp. Bệnh nhân phổi cần chụp X-quang theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi và đánh giá tình hình bệnh.
Với những bệnh nhân thắc mắc bảo hiểm y tế có hỗ trợ chi trả cho chẩn đoán hình ảnh X-quang hay không? Hiện tại, Bảo hiểm y tế không được chi trả cho bệnh nhân chụp X-quang phổi nói riêng và chụp X-quang nói chung.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc viêm phổi và cách xử trí
Bảo hiểm y tế không chi trả cho chụp X-quang áp xe phổi nói riêng và chẩn đoán hình ảnh X-quang nói chung
Mỗi cơ sở y tế có mức giá chụp X quang dao động khác nhau và tùy theo mức độ hiện đại của máy chụp mà chất lượng hình ảnh cũng khác nhau. Từ đó dẫn tới chênh lệch. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo chụp X-quang trước khi thực hiện các phương pháp khác.
Để có được mức giá chính xác cho một lần chụp X-quang, người bệnh có thể tham khảo trước khi tiến hành lựa chọn cơ sở y tế, đồng thời có thể giải đáp thắc mắc thông qua tư vấn viên.
Hi vọng những thông tin về kỹ thuật chụp X-quang áp xe phổi trên đây có thể giải đáp cho người đọc những thắc mắc về phương pháp chẩn đoán này, đồng thời những lưu ý trong quá trình chẩn đoán. Người bệnh cần lưu ý chủ động khám sức khỏe sớm để phát hiện bệnh lý phổi nguy hiểm để có phương hướng chữa trị kịp thời.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ trực tiếp để được chúng tôi hỗ trợ lập tức!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.