Ung thư vú là căn bệnh thường xảy ra và chiếm tới 21% trong số các loại ung thư thường gặp ở nữ giới. Đáng nói, hiện nay tỷ lệ mắc ung thư vú đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ngay từ giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Vậy làm thế nào để nhận diện sớm mầm mống bệnh? Một biện pháp hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến cáo đó chính là thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư vú. Cùng tìm hiểu xem các phương pháp phổ biến khi tầm soát đó là những gì qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 4 phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến hiện nay
1. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị mắc ung thư vú
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị mắc ung thư vú mà bạn cần hết sức lưu tâm:
– Cảm giác đau tức ở vùng ngực với cường độ liên tục và không thuyên giảm
– Có sự thay đổi về hình dạng, kích thước vú và thường sẽ là kích thước vú tăng lên
– Tình trạng ngực bị mẩn đỏ, phát ban và sưng đau nhói
– Có dịch lỏng là máu hoặc dịch nhày sẫm màu chảy ra ở núm vú
– Bị sưng hoặc có khối u ở nách, khu vực xương đòn hoặc vùng gần bầu vú
– Có sự thay đổi kết cấu bề mặt da, da co lại như “lúm đồng tiền” hoặc đôi khi sần sùi như vỏ của quả cam
– Nhận thấy núm vú bị “lặn” vào trong giống như rốn của bạn
Nữ giới không nên chủ quan với các dấu hiệu bất thường của sức khỏe
2. Tại sao cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ?
Ung thư vú là căn bệnh ung thư đứng thứ 2 sau ung thư cổ tử cung hay gặp với nữ giới. Bệnh lý này thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Đáng nói hơn, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh ung thư vú đang có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thậm chí, có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi (từ 20 – 22 tuổi) đã phát hiện bị mắc bệnh căn bệnh này. Do đó, để phát hiện và kịp thời chữa trị căn bệnh này,chị em phụ nữ cần chủ động đi tầm soát ung thư vú và tiến hành theo dõi tình hình sức khỏe một cách sát sao.
Nếu thực hiện việc khám sàng lọc và chữa trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có cơ hội điều trị thành công và không phải chịu di chứng nặng nề. Đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi tầm soát ung thư vú định kỳ.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu sắp sinh em bé mẹ bầu nào cũng nên biết
Chủ động tầm soát ung thưu vú là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe
4. Tìm hiểu 4 phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến hiện nay
4.1. Phương pháp tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu
Việc sử dụng phương pháp xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư vú mang đến giá trị trong theo dõi tiến triển của quá trình điều trị bệnh ung thư đối với những đối tượng đã mắc ung thư, đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc những người đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Trong đó, bạn nên biết tới chỉ số xét nghiệm CA 15-3. Kháng nguyên carbohydrate 15-3 là một dấu ấn ung thư, đặc biệt được coi là marker ung thư vú (còn gọi là dấu ấn của ung thư vú).
Ở người bình thường sẽ có nồng độ CA 15-3 trong máu là
Hơn 80% bệnh nhân ung thư vú sẽ có nồng độ CA 15-3 tăng cao trong máu. Do đó, đây là xét nghiệm quan trọng nhằm hỗ trợ cho bác sĩ trong việc chẩn đoán ung thư tuyến vú, nhất là khi còn nghi ngờ. Cùng với đó, xét nghiệm CA 15-3 là xét nghiệm giúp theo dõi điều trị, đặc biệt với những bệnh nhân ung thư vú trước khi điều trị có nồng độ CA 15-3 tăng cao.
4.2. Phương pháp tầm soát ung thư vú bằng chụp nhũ ảnh
Đây là một kỹ thuật chụp Xquang đặc biệt dành riêng cho tuyến vú. Chụp nhũ ảnh thường được chỉ định thực hiện với những phụ nữ trên 40 tuổi và chụp định kỳ từ 1- 2 năm/lần. Nhũ ảnh có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những khối u nhỏ ở vú, đồng thời thấy được những vi vôi hóa trong mô tuyến vú. Bên cạnh đó, tia X dùng trong chụp nhũ ảnh hầu như không gây tác hại gì cho người thăm khám.
>>>>>Xem thêm: NSE – Một dấu ấn của ung thư phổi tế bào nhỏ
Chụp nhũ ảnh là một kỹ thuật chụp Xquang đặc biệt dành riêng cho tuyến vú
4.3. Siêu âm tuyến vú
Siêu âm là kỹ thuật dùng sóng âm thanh tần số cao để đưa vào trong cơ thể rồi ghi nhận và phân tích sóng dội ngược về tạo thành hình ảnh. Mục đích của phương pháp này đó là phát hiện ra các bất thường về hình thái của tuyến vú. Nó giúp đánh giá bản chất khối u sờ thấy hoặc thấy trên phim chụp Xquang vú, hướng dẫn can thiệp…
Đây là một phương pháp thăm khám cho tuyến vú có độ an toàn cao, đơn giản, nhanh chóng và không gây đau. Vì vậy, phương pháp này có thể được dùng cho mọi lứa tuổi. Đồng thời nó có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt, ngay cả trong thời gian nữ giới đang mang thai và cho con bú.
Đối với vú mỡ nhiều, siêu âm sẽ ít mang lại lợi ích và dễ xảy ra sai sót, không phát hiện được tổn thương đồng âm với mô mỡ. Ngoài ra, siêu âm cũng không giúp phát hiện được vi vôi hóa một cách chính xác.
4.4. Chụp cộng hưởng từ (MRI) vú
Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để giúp sàng lọc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Chụp MRI là một phương pháp sử dụng nam châm, sóng vô tuyến và máy tính để giúp tạo ra các hình ảnh chi tiết về những khu vực ở bên trong cơ thể. MRI không sử dụng bất kỳ tia X nào và bệnh nhân cũng không bị nhiễm bức xạ.
Hiện nay, gói tầm soát ung thư vú tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang được rất nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn với nhiều năm kinh nghiệm, luôn tư vấn tận tình cho người bệnh. Đặc biệt, TCI luôn chú trọng ứng dụng các công nghệ thăm khám hiện đại cùng hệ thống máy móc tiên tiến, do đó bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi thăm khám tại đây để đảm bảo độ an toàn và tính chính xác cao. Hy vọng bài trên đã giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp thường được ứng dụng trong tầm soát ung thư vú. Chị em phụ nữ đừng quên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ theo tư vấn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.