Tìm hiểu khái quát về thuốc trị hen phế quản cho người lớn

Bệnh hen phế quản là căn bệnh mạn tính thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nhiều bệnh nhân lo lắng trở thành gánh nặng cho gia đình cùng xã hội và cần điều trị cả đời. Nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Thuốc trị hen phế quản cho người lớn được chỉ định như thế nào, cùng tìm hiểu cùng chúng tôi qua những thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu khái quát về thuốc trị hen phế quản cho người lớn

1. Hen phế quản và đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh

Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản chiếm đến 3,9% dân số, tức là khoảng 4 triệu người mắc bệnh với nhiều lứa tuổi và mọi giới tính. Đặc biệt với người có hệ miễn dịch yếu và người cao tuổi mắc các bệnh lý nền như: khó thở bởi giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch…

Xử lý sớm cơn hen phế quản đóng vai trò quan trọng để người bệnh không bị ảnh hưởng tới sinh hoạt và tránh nguy cơ tử vong. Hen phế quản là căn bệnh đường hô hấp có thể gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy khiến bệnh nhân khó chịu, khó thở, tức ngực…

Tìm hiểu khái quát về thuốc trị hen phế quản cho người lớn

Hen phế quản có thể khiến người bệnh khó thở, tức ngực, khó chịu

Đối với người lớn, bệnh có thể khiến chức năng hô hấp của cơ thể suy giảm, đặc biệt với:

– Những thực phẩm dẫn tới hen suyễn hoặc làm bệnh trở nặng như tôm, mắm tôm, trứng vịt lộn, cua…

– Một số thuốc sử dụng dẫn tới tác dụng phụ khiến bệnh hen của người bệnh nặng hơn

– Những yếu tố nguy cơ kích thích cơn hen khởi phát hoặc nặng hơn như thay đổi thời tiết, mề đay, viêm da, hút thuốc lá, thuốc lào, viêm mũi dị ứng…

Tình trạng của bệnh thường diễn biến với những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn về đêm.

2. Bệnh hen phế quản và những dấu hiệu thường gặp

Hen phế quản khi khởi phát thường bắt đầu với cơn ho, thở khò khè hoặc đau tức ngực xuất hiện đột ngột và thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt khi có yếu tố kích thích. Các cơn hen có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động, trong đó có thể kể tới những yếu tố phổ biến như: phấn hoa, bụi, khói thuốc lá hoặc thuốc lào…

Hen phế quản có thể xảy ra nhanh nhưng diễn biến nặng dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Những dấu hiệu cảnh báo cơn hen có thể là hắt hơi, ho,. chảy nước mắt hay nước mũi, ngứa đau họng… và sau đó là thở nhanh, thở khò khè hoặc khó thở…

Trường hợp nguy hiểm hơn, người bệnh có thể đau ngực, khó nói, lo lắng, nhợt nhạt, đổ mồ hôi, tím đầu chi và môi… Nguy hiểm nhất là tình trạng bị ngất, mất ý thức và thậm chí tử vong. Bệnh nếu kéo dài có thể dẫn tới xẹp phổi, nhiễm khuẩn, suy hô hấp, tổn thương não…

Những triệu chứng để nhận diện bệnh hen phế quản bao gồm:

– Thở dốc, thở gắng sức hoặc khó thở về đêm

– Thở khò khè kèm tiếng rít

– Ho kéo dài dai dẳng về đêm và sáng sớm, ho theo cơn hoặc khạc ra đờm trắng

– Người mệt mỏi và cảm giác nặng ngực.

3. Điều trị bệnh hen phế quản ở người lớn thế nào?

3.1 Thuốc trị hen phế quản cho người lớn và cách điều trị

Mỗi bệnh nhân sẽ có những phản ứng dị nguyên khác nhau khi tiếp xúc, trong đó có phơi nhiễm với: phấn hoa, khói bụi, thuốc lá, nấm mốc, bụi nhà… Người bệnh có thể được chỉ định nhóm Corticoide để cắt cơn hen suyễn và phòng ngừa phản ứng dị ứng khiến cơn hen suyễn khởi phát.

Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh để kê đơn thuốc cho người bệnh, đối với các trường hợp nặng nhẹ khác nhau. Căn bệnh này thường dai dẳng và khó chịu cho người bệnh khiến những triệu chứng của bệnh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Do đó, điều trị sớm hoặc kiểm soát tốt với thuốc có thể phần nào nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt ho do hen suyễn và ho do hút thuốc lá

Tìm hiểu khái quát về thuốc trị hen phế quản cho người lớn

Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh để kê đơn thuốc phù hợp với từng trường hợp

3.2 Những dòng thuốc trị hen phế quản cho người lớn phổ biến

– Dòng thuốc giãn cơ trơn phế quản để cải thiện co bóp cơ tim và cơ hoành từ đó ức chế giải phóng canxi nội bào và giảm rò rỉ vi mạch ở niêm mạc đường thở dẫn tới phản ứng với các chất gây dị ứng và xâm nhập của bạch cầu đến phế quản. Thuốc thường dùng cho cơn hen phế quản về đêm.

Tuy nhiên thuốc có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như nôn mửa, nhức đầu, nhịp tim không đều, co giật…

– Dòng thuốc hít – dòng Corticosteroid là thuốc điều trị hen phế quản phổ biến, dùng để ức chế tình trạng viêm của phổi, có tác dụng nhanh chóng từ 1 đến 5 phút.

– Dòng thuốc hen phế quản tác dụng ngắn có tác dụng nhanh chóng trong kiểm soát cơn hen phế quản trong một vài ngày.

– Dòng thuốc hen phế quản tác dụng dài LABA, thuốc có thể dùng kết hợp với một số dòng khác và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngừng dùng thuốc khi bệnh được kiểm soát.

Tìm hiểu khái quát về thuốc trị hen phế quản cho người lớn

>>>>>Xem thêm: Những bệnh lây qua đường miệng phổ biến và biến chứng của chúng

Bệnh nhân sẽ được chỉ định dòng thuốc và liệu lượng thuốc chữa hen phế quản khác nhau

– Dòng thuốc kháng histamine giúp ức chế sinh học của cơ thể dẫn tới dị ứng, có thể dùng kết hợp với thuốc khác để giảm viêm mũi và viêm phổi.

Dòng thuốc này có giá thành tương đối thấp, bán không cần đơn với ít tác dụng phụ nên có thể dễ dàng tìm mua trong các tiệm thuốc.

– Dòng thuốc đặc trị hen suyễn là loại thuốc chữa hen suyễn dị ứng, có thể giảm vấn đề dị ứng trong điều trị hen phế quản nếu có tình trạng dị ứng kèm theo. Dòng thuốc này có giá thành tương đối cao.

Trên đây là phác đồ điều trị và một số dòng thuốc điều trị bệnh hen suyễn cho người lớn được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn và sức khỏe cho bản thân, bạn không nên tự ý mua về sử dụng mà cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp để tìm được thuốc phù hợp. Đồng thời, qua đó bác sĩ có thể theo dõi kĩ hơn tình trạng bệnh qua từng giai đoạn và điều chỉnh nếu thuốc không mang lại hiệu quả cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *