Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính có mức độ tiến triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh này lại rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường như cảm cúm bởi không xuất hiện triệu chứng đặc thù. Bệnh ung thư vòm họng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện từ giai đoạn sớm. Vì vậy, việc thực hiện khám sàng lọc ung thư vòm họng để nhận diện sớm mầm mống bệnh là vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Từ A – Z về khám sàng lọc ung thư vòm họng
1. Đừng chủ quan với bệnh ung thư vòm họng
Trong số các loại ung thư ở vùng đầu mặt cổ thì ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tại Việt Nam, hầu hết ca bệnh thường bắt gặp ở người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa hơn.
Ung thư vòm họng thường chỉ được phát hiện khi người bệnh đã ở giai đoạn cuối bởi nó không có những triệu chứng đặc thù nào nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý thông thường như cảm cúm.
Khi ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn cuối thì kích thước khối u đã phát triển lớn và di căn, lây lan tới nhiều cơ quan khác ở trong cơ thể. Điều này gây khó khăn cho việc tiến hành điều trị và tiên lượng xấu. Theo số liệu thống kê, chỉ có khoảng 40% người mắc bệnh ung thư vòm họng có thể duy trì được sự sống thêm 5 năm khi có phương pháp điều trị hợp lý và tích cực. Do đó, việc tiến hành khám sàng lọc sớm là điều kiện tiên quyết giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Trong số các loại ung thư ở vùng đầu mặt cổ thì ung thư vòm họng đang chiếm tỷ lệ khá cao
2. Một số yếu tố gây nên ung thư vòm họng
– Người bệnh bị nhiễm virus EBV (virus Epstein Barr).
– Có chế độ ăn uống không khoa học. Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm đóng hộp, lên men (như trứng, thịt, rau quả lên men,…) hoặc các loại đồ có ướp muối mặn trong quá trình chế biến ( như cá muối, thịt,…).
– Do yếu tố di truyền. Trong gia đình có tiền sử bố hoặc mẹ mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng thì người con cũng có khả năng mắc căn bệnh này.
– Người sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, hút thuốc là cũng sẽ góp phần gây gia tăng nguy cơ bị mắc ung thư vòm họng.
3. Phương pháp phổ biến trong sàng lọc ung thư vòm họng
3.1. Chụp MRI và CT
Thông qua những hình ảnh từ phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT hoặc cộng hưởng từ MRI sẽ giúp cho bác sĩ có thể xác định được khối u đó đang xâm lấn ở mức độ như thế nào.
3.2. Xét nghiệm máu
Phương pháp này giúp xác định kháng thể hoặc kháng nguyên của virus EBV, thử phản ứng huyết thanh IgA/EA, IgA/EBNA, IgA/VCA trong suốt quá trình điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.
3.3. Nội soi tai – mũi – họng
Đây là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn sớm, khi mà khối u chưa xuất hiện hạch di căn. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả của công tác điều trị và gia tăng tỷ lệ khỏi bệnh.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Sâu răng có niềng răng được không?
Nội soi tai mũi họng là phương pháp phổ biến khi thực hiện tầm soát ung thư vòm họng
3.4. Sinh thiết vòm họng
Nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị nội soi, bác sĩ có thể thu thập được mô tế bào tại vị trí tế bào ác tính đang phát triển mạnh. Tiếp đó mẫu tế bào này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định là lành tính hay ác tính.
3.5. Chọc hút hạch làm FNA
Phương pháp chọc sinh thiết hạch cổ nhằm làm cơ sở chẩn đoán mô bệnh học cũng như đánh giá được sự phát triển của tế bào ung thư ở trong cơ thể.
4. Nên khám tầm soát ung thư vòm họng khi nào?
Như đã chia sẻ ở trên, ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường rất khó để phát hiện do hầu hết các dấu hiệu của bệnh không đặc thù mà tương tự với bệnh lý thông thường. Điều này khiến người bệnh sẽ có tâm lý chủ quan không đi khám và sử dụng sai loại thuốc.
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, người bệnh có thể thực hiện quan sát và theo dõi các triệu chứng mình gặp phải. Nếu thấy các dấu hiệu xuất hiện ở một bên và không hề thuyên giảm dù đã dùng thuốc thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh ung thư vòm họng. Khi đó, thực hiện sàng lọc ung thư vòm họng là phương pháp tốt nhất để giúp xác định chính xác bệnh.
4.1. Sàng lọc ung thư vòm họng ngay khi có triệu chứng
– Cảm thấy bị đau rát cổ họng thường xuyên và khó nuốt.
– Bị tình trạng thính giác kém đi, ù tai diễn ra thường xuyên.
– Hay cảm thấy đau đầu, đau nửa đầu (có thể đau theo từng cơn/ đau âm ỉ).
– Thường bị ngạt ở một bên mũi dẫn tới khó thở, sau đó có thể nghẹt ở cả 2 bên.
– Bị chảy máu cam và xì mũi có thấy ra máu.
– Góc hàm có xuất hiện các nốt hạch nhỏ nhưng không cảm giác đau.
– Người bị suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh.
Ngay khi nhận thấy cơ thể có một trong các dấu hiệu bất thường kể trên thì người bệnh nên tới ngay bệnh viện để được tư vấn, thăm khám và tiến hành làm các phương pháp ung thư vòm họng cần thiết.
4.2. Sàng lọc ung thư vòm họng với nhóm người có nguy cơ cao
– Người trong độ tuổi 30 – 55 tuổi.
– Người thường sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá…
– Người thường phải tiếp xúc với các loại hóa chất, khí thải độc như sợi amiang, sulfur dioxide,…
– Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thực phẩm lên men có chứa chất nitrosamines.
– Người có tiền sử gia đình có người mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng.
Ngoài ra, người dân cũng nên đều đặn đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm không chỉ bệnh ung thư vòm họng mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là điều kiện vô cùng quan trọng để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả trước khi bệnh bước vào giai đoạn di căn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh herpes môi kiêng ăn gì để hạn chế viêm loét
Đừng bao giờ chủ quan với căn bệnh ung thư vòm họng
Một vấn đề cần lưu ý khác đó là bạn nên tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo có kết quả tầm soát ung thư vòm họng chính xác cao. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là cơ sở y tế được nhiều người dân tin chọn bởi nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành cùng với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, luôn luôn chú trọng cập nhật công nghệ hiện đại thường xuyên… Vì vậy, TCI chính là gợi ý hoàn hảo nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện tầm soát ung thư vòm họng để bảo vệ sức khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.