Khi bị gãy xương chân, phần bị tổn thương không chỉ là xương mà ngay cả các cơ, gân, dây chằng cũng chịu ảnh hưởng. Để xương và cơ thể nhanh lành thì người bị gãy xương cẳng chân nên ăn gì và kiêng ăn gì? Tìm hiểu ngay các món ăn tốt cho người bị gãy xương cẳng chân dưới đây.
Bạn đang đọc: Người bị gãy xương cẳng chân nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất?
Gãy xương cẳng chân nên ăn gì?
Gãy xương cẳng chân nên ăn gì? – Theo ThS, bác sĩ đa khoa Vũ Thị Tuyết Mai cho biết: “nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể là cần các chất dinh dưỡng gồm: đạm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành… chất béo, dầu thực vật, mỡ cá … nhóm bột đường: cơm, khoai củ…
Người bị gãy xương cẳng chân nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
Riêng đối với người bệnh sau phẫu thuật, nhất là người bị gãy chân hay các bệnh về xương khớp nên ăn các loại thực phẩm chứa các chất như canxi, magiê, kẽm, phốt pho, axit folic, vitamin B6, vitamin B12…Đây là là những chất tốt cho xương, giúp xương chóng liền và phục hồi nhanh.
Gãy xương cẳng chân Không nên ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn khi bị gãy xương cẳng chân thì người bệnh cũng nên tránh một số chất có hại cho cơ thể như:
– Các loại chất cồn, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) gây ảnh hưởng xấu tới tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ xương khớp. Nó làm tăng lượng axit uric – một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gout. Người bị gãy xương cẳng chân nếu sử dụng thực phẩm nhóm này sẽ làm gia tăng các cơn đau nhức và xương rất khó lành.
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa biến chứng do đau thần kinh tọa
Khi bị gãy xương cẳng chân tránh sử dụng đồ uống có cồn, caffein
– Caffeine làm tăng nguy cơ loãng xương và giòn xương và làm tăng tốc độ mất xương của cơ thể. Nó cũng khiến cho các tế bào hình thành xương mới hoạt động kém hiệu quả hơn, vì vậy caffeine là thực phẩm nên tránh với người gãy xương.
– Mỡ động vật làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể, làm cơ thể tăng cân và tăng sức ép lên xương khớp.
– Trà đặc, đồ uống có ga, nước ngọt, sô cô la cũng là những thứ cần phải kiêng khi bị gãy xương.
Gãy xương cẳng chân nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi giúp xương mau lành, rất tốt cho người gãy xương. Ngoài ra, người bình thường cũng nên sử dụng nhiều thực phẩm nhóm này để giúp xương chắc khỏe. Canxi được tìm thấy nhiều trong nước hầm xương, sữa, cá mòi, cá hồi, vừng, rau cải bắp.
Magie
Magie cần thiết cho việc sản xuất năng lượng cho các hoạt động sống. Có vai trò đặc biệt trong việc phát triển cấu trúc của xương, chống oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, nó còn giúp thúc đẩy dẫn truyền thần kinh, ổn định nhịp tim. Thực phẩm giàu magie gồm các loại rau xanh, chuối, cá thu, cá trích, tôm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa.
>>>>>Xem thêm: Những điều người bệnh Gout cần đặc biệt lưu ý
Thực phẩm giàu magie gồm các loại rau xanh, chuối, cá thu, …
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm cùng với canxi đóng vai trò rất quan trọng trong hệ xương khớp. Giúp xương phát triển cả về chiều dài và độ chắc khỏe. Kẽm còn điều hòa lipid, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, kết hợp với các yếu tố khác để tạo máu. Phụ nữ mang thai nên bổ sung kẽm để tránh con sinh ra bị dị tật hoặc sinh non. Cá biển, các loại hải sản, hạt đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, nấm là những thực phẩm giàu kẽm.
Photpho
Vì chất phốt pho có trong tất cả các bộ phận của cơ thể. Đặc biệt là thành phần quan trọng góp phần giữ gìn xương và răng, tái tạo xương mới để bù đắp những phần xương bị thoái hóa hoặc tổn thương. Thiếu phốt pho có thể dẫn đến hiện tượng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, xương giòn và dễ gãy ở người lớn. Photpho có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá, thịt nạc.
Axit folic và vitamin nhóm B
Axit folic và vitamin nhóm B giúp tăng dẫn truyền thần kinh và giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Để bổ sung axit folic và vitamin nhóm B, người bị gãy xương cẳng chân nên ăn chuối, khoai tây, giăm bông, cá hồi, tôm cua, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa.
Trên đây là một số thông tin cần thiết cho câu hỏi gãy xương cẳng chân nên ăn gì và nên kiêng gì. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.