Lao là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, dễ gây biến chứng nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy bệnh lao phổi là gì? Bệnh lao có di truyền không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh lao có di truyền không
1. Tổng quan về bệnh lao
1.1. Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh trên cơ thể, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến phổi tới 80 – 85%.Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này cũng gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm hạch bạch huyết, xương, khớp, màng não,…
Bệnh lao dễ lây lan qua đường hô hấp khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp. Vi khuẩn lao xâm nhập vào phổi của người khỏe mạnh khi họ hít phải các hạt bụi hoặc nước bọt nhiễm bệnh.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây ra.
1.2. Triệu chứng bệnh lao phổi là gì?
Ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh hầu như không có biểu hiện rõ ràng, khiến việc phát hiện khó khăn. Đồng thời, người nhiễm vi khuẩn lao lúc này cũng chưa bài xuất mầm bệnh ra môi trường. Khi bệnh đã tiến triển, các triệu chứng ở người bị lao phổi như sau.
– Ho kéo dài hơn 2 tuần đến vài tháng. Người bệnh bị ho khan hoặc ho có đờm, ra máu.
– Sốt nhẹ, thấy lạnh về chiều tối.
– Đổ mồ hôi vào ban đêm.
– Cơ thể mệt mỏi, đau khớp.
– Đau tức ngực, thỉnh thoảng cảm thấy khó thở.
– Chán ăn và sụt cân.
– Gặp vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy,…
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lao người bệnh cần lập tức thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán lao phổi là: Khám lâm sàng và chẩn đoán ban đầu dựa trên các triệu chứng bệnh, chụp X-quang phổi, chẩn đoán vi sinh, thực hiện các xét nghiệm miễn dịch. Tùy vào tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phương pháp phù hợp nhằm đưa ra kết luận chính xác.
Việc phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
2. Bệnh lao có di truyền không?
Rất nhiều người thắc mắc rằng bệnh lao có di truyền hay không? Thì câu trả lời là bệnh lao phổi không phải là bệnh di truyền, mà đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm. Chính vì vậy, những người tiếp xúc gần với người bệnh, đặc biệt là người thân thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis rất dễ lây từ người sang người khác qua không khí. Khi người bệnh lao ho, khạc nhổ đờm, vi khuẩn lao sẽ phát tán vào không khí. Nếu người khỏe mạnh hít phải, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và tấn công phổi. Những trường hợp có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS, người bệnh sau phẫu thuật,…có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Tìm hiểu thêm: “Hé lộ” địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội
Bệnh lao phổi không phải là bệnh di truyền, mà đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm
3. Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm lao phổi hiệu quả
Tuy lao phổi không phải là bệnh di truyền nhưng nó có mức độ truyền nhiễm rất cao. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người phải luôn chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
3.1. Đối với người có sức khỏe bình thường
– Tập thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng cách tắm mỗi ngày, rửa tay trước khi ăn, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.
– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà ở và nơi làm việc.
– Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm, ẩm mốc ẩn nấp nhiều vi khuẩn gây bệnh.
– Luôn đeo khẩu trang ở nơi công cộng, khi tiếp xúc với người lạ và đặc biệt là khi ở trong bệnh viện.
– Nếu trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân.
– Nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
– Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, tập thể dục hàng ngày và tránh làm việc quá sức khiến hệ miễn dịch suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3.2. Đối với người bệnh mắc lao phổi
– Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, trong trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nhất định.
– Nơi ở cần có không khí thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng, tránh tình trạng ẩm thấp, bụi bẩn. Bên cạnh đó, để tránh vi khuẩn tồn tại trong môi trường sống, cần thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn.
– Quần áo, chăn màn của người bệnh cần thường xuyên giặt sạch sẽ.
– Bệnh lao phổi không những lây nhiễm nhanh chóng mà còn có tỉ lệ tái phát rất cao. Chính vì vậy, những trường hợp đã từng mắc bệnh cũng không nên chủ quan.
– Dịch nôn và đờm của người bệnh lao chứa rất nhiều vi khuẩn, vì vậy cần được tiêu hủy bằng cách đốt hoặc tiêu độc rồi vứt đi. Người bệnh tránh đem đổ chúng ra môi trường tự nhiên, vì điều này có thể khiến vi khuẩn phát tán gây bệnh cho những người xung quanh.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật u xơ cổ tử cung và những điều cần biết
Nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin giúp mọi người giải đáp thắc mắc bệnh lao phổi có di truyền không? Tuy bệnh lao không di truyền nhưng rất dễ truyền nhiễm cho những người xung quanh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình mỗi người cần trang bị kiến thức về bệnh để có biện pháp phòng ngừa ngay từ hôm nay nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.