Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung (CTC)? Tiêm ung thư CTC lưu ý gì?

Theo nghiên cứu, có tới 99% bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung phát hiện có sự hiện diện của vi rút HPV chủng gây ung thư. Bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung. Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung như thế nào? Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung HPV cần lưu ý những gì? Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho bạn những thông tin một cách đầy đủ nhất.

Bạn đang đọc: Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung (CTC)? Tiêm ung thư CTC lưu ý gì?

1. Tìm hiểu về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (vắc xin HPV)

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hay vắc xin HPV là vắc xin có mục tiêu chính giúp người được tiêm ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, tiêm vắc xin HPV giúp phòng bệnh sùi mào gà, u nhú bộ phận sinh dục, nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, những bất thường liên quan đến cổ tử cung gồm tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, bệnh đa u nhú đường hô hấp,..

Hiện nay ở Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là vắc xin Gardasil và Gardasil 9, cả 2 vắc xin đều có xuất xứ từ Mỹ.

Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung (CTC)? Tiêm ung thư CTC lưu ý gì?

Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là vắc xin Gardasil và Gardasil 9

– Vắc xin Gardasil giúp bảo vệ người được tiêm khỏi 4 chủng vi rút HPV 6,11,16,18. Trong đó, chủng 16 và 18 chính là 2 chủng nguy hiểm nhất có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn. Chủng 6 và 11 có thể gây ra sùi mào gà, các bệnh mụn cóc sinh dục.

– Vắc xin Gardasil 9 giúp bảo vệ người được tiêm khỏi 9 chủng vi rút HPV bao gồm chủng 6,11,16,18,31,33,45,52 và chủng 58, hiệu quả bảo vệ lên đến 94%. Trong đó, chủng 31,33,45,52 và chủng 58 cũng là những chủng có nguy cơ cao liên quan đến tổn thương nội mô vảy và ung thư biểu mô xâm lấn. Ngoài nữ giới, nam giới cũng có thể tiêm vắc xin Gardasil 9 phòng các bệnh do vi vi rút HPV gây ra đặc biệt là ung thư dương vật, ung thư vòm họng.

2. Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung như thế nào?

Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 có lịch tiêm chủng khác nhau.

2.1. Lịch tiêm phòng vắc xin Gardasil – Mỹ

Đối tượng tiêm là nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26

Lịch tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung gồm 3 mũi

– Mũi đầu tiên: Lần đầu tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

– Mũi thứ 2: Tiêm sau mũi đầu tiên 2 tháng

– Mũi thứ 3: Tiêm sau mũi thứ hai 4 tháng

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc cho trẻ uống vắc xin tả

Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung (CTC)? Tiêm ung thư CTC lưu ý gì?

Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung Gardasil gồm 3 mũi

2.2. Lịch tiêm phòng vắc xin Gardasil 9 – Mỹ

Vắc xin Gardasil 9 được chỉ định tiêm chủng cho nữ giới và cả nam giới trong độ tuổi từ tròn 9 đến dưới 27 tuổi.

* Nhóm người từ tròn 9 tuổi – dưới 15 tuổi có 2 phác đồ tiêm

Phác đồ 1 – Tiêm 2 mũi.

– Mũi đầu tiên: Lần đầu tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

– Mũi thứ 2: Tiêm sau mũi đầu tiên từ 6 đến 12 tháng.

Trường hợp tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên

Phác đồ 2 – Tiêm 3 mũi.

– Mũi đầu tiên: Lần đầu tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

– Mũi thứ 2: Tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 2 tháng

– Mũi thứ 3: Tiêm sau mũi thứ hai ít nhất 4 tháng

* Nhóm người từ tròn 15 tuổi – dưới 27 tuổi có 3 phác đồ tiêm

Phác đồ 1 – Tiêm 3 mũi (0-2-6).

– Mũi đầu tiên: Lần đầu tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

– Mũi thứ 2: Tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 2 tháng

– Mũi thứ 3: Tiêm sau mũi thứ hai ít nhất 4 tháng

Phác đồ 2 – Tiêm 3 mũi, Tiêm nhanh.

– Mũi đầu tiên: Lần đầu tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

– Mũi thứ 2: Tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng

– Mũi thứ 3: Tiêm sau mũi thứ hai ít nhất 3 tháng

Trường hợp cam kết hội chẩn (người từ 27 đến

– Mũi đầu tiên: Lần đầu tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

– Mũi thứ 2 và hoặc mũi thứ 3: Tiêm sau mũi HPV đầu tiên > 1 năm

3. Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung HPV cần lưu ý những gì?

Khi đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, chị em cần ghi nhớ và tuân thủ một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn tiêm chủng và đạt hiệu quả tiêm chủng cao nhất:

– Chỉ nên thực hiện tiêm chủng khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, cơ thể không đang phơi nhiễm với bất cứ chủng vi rút HPV nào.

– Nếu trong vòng 1 tháng trước khi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung bạn đã thực hiện tiêm một loại vắc xin khác thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ tiêm chủng thật kỹ trước khi tiến hành tiêm thuốc.

-Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc và bạn đang sử dụng hoặc sẽ cần sử dụng trong thời gian tới để được tư vấn và có chỉ định phù hợp.

Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung (CTC)? Tiêm ung thư CTC lưu ý gì?

>>>>>Xem thêm: Thận trọng cho trẻ uống Paracetamol sau khi tiêm vacxin

Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc và bạn đang sử dụng để được tư vấn và có chỉ định phù hợp

-Thực hiện xét nghiệm tầm soát tổn thương do ung thư cổ tử cung (Pap) bạn có thể làm hoặc không.

-Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất bảo vệ bạn trước vi rút gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, tiêm chủng không hoàn toàn giúp bạn loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Sau tiêm chủng bạn vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ung thư cổ tử cung phát hiện ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể chữa được.

Trên đây là thông tin về lịch tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung và những lưu ý cần biết khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về vắc xin ung thư cổ tử cung.

Nếu đang có nhu cầu tiêm phòng vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo quản trong tủ đông hiện đại đạt chuẩn ISO 9001:2008 đảm bảo chất lượng thuốc. Tất cả các khách hàng đến tiêm chủng tại TCI đều được khám sàng lọc với bác sĩ Tiêm chủng được đào tạo bài bản về chuyên môn, theo dõi và đánh giá đầy đủ sức khỏe trước khi ra về.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *