Những điều cần biết về viêm họng liên cầu

Viêm họng liên cầu tuy không phải dạng viêm họng phổ biến song có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là gì, có những triệu chứng nào và điều trị ra sao, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm họng liên cầu

1. Viêm họng liên cầu khuẩn

Những điều cần biết về viêm họng liên cầu

Vi khuẩn liên cầu

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một dạng viêm họng ít phổ biến, gây ra bởi virus Streptococcus pyogenes – một loại virus có sẵn trong môi trường. Tuy nhiên, bệnh lại có những triệu chứng nghiêm họng hơn viêm họng thông thường, cụ thể:

– Đau họng là triệu chứng điển hình, tuy nhiên, tình trạng đau họng ở mức độ nghiêm trọng hơn bởi ngoài đau vùng họng, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau dọc theo khí quản xuống vùng ngực.

– Amidan bị sưng đỏ và có thể xuất hiện các đốm trắng hay các vệt mủ.

– Vòm họng có các đốm nhỏ, phát ban.

– Sau tai hoặc cổ họng thường bị nổi hạch và hơi đau

– Tình trạng đau đầu, nhức đầu.

– Cơ thể có dấu hiệu phát ban.

– Trẻ em mệt mỏi, mất sức.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các cơn sốt cao và kéo dài; tình trạng chảy nước miếng khi nuốt nước bọt và có thể gặp phải chứng đau khớp, khó thở.

Theo thống kê, viêm họng do liên cầu khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Đây cũng là độ tuổi dễ gặp các biến chứng do liên cầu khuẩn gây ra nhất. Chính vì thế mà cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi trẻ bị viêm họng liên cầu.

Vi khuẩn liên cầu lây truyền qua đường không khí thông qua hơi thở, giọt bắn, bề mặt tiếp xúc dịch nước bọt,…. Chính vì thế mà rất dễ bùng phát thành dịch.

2. Ảnh hưởng của viêm họng liên cầu tới sức khỏe

Tìm hiểu thêm: 5 dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý

Những điều cần biết về viêm họng liên cầu

Viêm họng liên cầu gây tổn thương họng và các cơ quan xung quanh

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn trước hết ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp của người bệnh. Người bệnh thường cảm thấy đau rát khi thở. Đặc biệt mỗi khi ho, cảm giác đau rát xuất hiện từ cổ học và kéo dài đến tận vùng ngực. Ở trẻ em, viêm họng liên cầu khuẩn khiến trẻ khó thở, khó chịu và quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nguy hiểm hơn, khác với các trường hợp viêm họng thông thường, viêm họng do liên cầu khuẩn có thể dẫn tới một loạt các biến chứng vô cùng nghiêm trọng:

– Gây nên tình trạng nhiễm trùng lan rộng tới các cơ quan xung quanh, đặc biệt là amidan, tình trạng viêm xoang,

– Có thể dẫn đến tình trạng phát ban đỏ toàn thân

– Gây ra biến chứng viêm tai giữa, thường thấy nhất ở trẻ nhỏ

– Tình trạng sốt thấp khớp và dễ chuyển biến thành biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, biến chứng viêm khớp, biến chứng liên quan đến hệ thần kinh tới suốt đời.

3. Chẩn đoán và điều trị viêm họng do liên cầu

Viêm họng thường bị coi là bệnh lý thông thường và dễ dàng điều trị bằng các đơn kháng sinh tự kê ngoài tiệm thuốc nên rất nhiều người coi thường dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt đối với bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra, cũng chính bởi tâm lý chủ quan mà nhiều người đã gặp phải biến chứng khó phục hồi. Bởi vậy, khi có triệu chứng của viêm họng nói chung bạn nên tới thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng phác đồ.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng đèn để thăm khám ban đầu cho bệnh nhân. Sau đó sử dụng phương pháp nội soi tai mũi họng để kiểm tra sâu hơn vùng niêm mạc. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm cũng được thực hiện: xét nghiệm dịch cổ họng để xác định các chủng vi khuẩn gây bệnh và xét nghiệm kháng nguyên của cơ thể.

Từ kết quả điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng viêm họng của người bệnh là do đâu.

Đối với viêm họng liên cầu, việc điều trị hiện nay có thể khắc phục hoàn toàn bằng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc, cụ thể: Nhóm thuốc kháng sinh bắt buộc sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng mà vi khuẩn liên cầu có thể xảy ra. Thuốc kháng sinh được dùng thông dụng là kháng sinh penicillin, kháng sinh cephalosporin và kháng sinh macrolid. Tuy nhiên nên dùng loại nào và liều lượng bao nhiêu phụ thuộc vào tình trạng bệnh được chẩn đoán bởi bác sĩ. Bên cạnh thuốc kháng sinh, một số các loại thuốc hỗ trợ cũng được kê đơn để giúp làm giảm các triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra.

Viêm họng liên cầu không khó điều trị, song cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ để quá trình điều trị được nhanh nhất. Khác với các loại viêm họng khác, bệnh dễ biến chứng khi điều trị sai cách, chính vì thế người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị, uống quá liều hay không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những điều cần biết về viêm họng liên cầu

>>>>>Xem thêm: Phương pháp chữa hóc dị vật cho trẻ

Thăm khám và điều trị kịp thời giúp tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

4. Phòng ngừa bệnh viêm họng do vi khuẩn liên cầu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các biện pháp phòng ngừa luôn đạt hiệu quả nhằm giảm ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe con người. Để hạn chế tối đa sự có mặt của vi khuẩn liên cầu và sự tấn công của vi khuẩn vào cơ thể người, bạn cần chủ động phòng tránh thông qua một loạt các phương pháp hết sức đơn giản như:

– Giữ môi trường sống xanh sạch đẹp, bao gồm không gian sống trực tiếp như nhà ở hay các không gian xung quanh ngôi nhà của mình.

– Bảo vệ vùng tai mũi họng trước những tác nhân có hại trong môi trường: sự thay đổi nhiệt đột ngột, khói bụi, không khí ô nhiễm.

– Nâng cao đề kháng của bản thân bằng một chế độ ăn cân đối, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ.

– Thực hiện vệ sinh vùng tai mũi họng hằng ngày: đánh răng, súc miệng, rửa mũi họng khi di chuyển từ môi trường bụi bặm,…

– Xây dựng thói quen che miệng khi hắt hơi, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống,….

Ngoài ra, hãy chủ động tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm họng do liên cầu bằng cách mang dụng cụ bảo vệ như khẩu trang y tế khi giao tiếp. Nếu bạn có con đang bị viêm họng do liên cầu, hãy chủ động cho bé ở nhà để chăm sóc đến khi khỏi bệnh thay vì tiếp tục cho trẻ đi học và vô tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho các bé còn lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *