Tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay được đánh giá là biện pháp hữu hiệu giúp chị em phụ nữ nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ việc tầm soát ung thư cổ tử cung cần thực hiện những gì và lưu ý gì trước khi thực hiện? Bài viết dưới đây của TCI sẽ cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích để tránh bỡ ngỡ khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung.
Bạn đang đọc: Lưu ý cần biết trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Vì sao chị em nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới, hình thành bởi nhiều nguyên nhân.
– Đa số các ca mắc ung thư cổ tử cung là do nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao (HPV 16 và 18).
– Các yếu tố khác như quan hệ tình dục từ sớm, nhiều bạn tình, hút thuốc lá, nhiễm trùng đường sinh dục, suy giảm miễn dịch,… cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm trên.
Quá trình từ khi các thay đổi nguy cơ cao trong các tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư mất từ 3 – 7 năm. Tuy nhiên, quá trình này có thể xảy ra sớm hơn tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm là rất quan trọng giúp phát hiện những thay đổi này trước khi chúng phát triển thành ung thư. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể can thiệp và điều trị kịp thời, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có ý nghĩa to lớn cho việc điều trị trong tương lai
2. Cần làm những phương pháp nào để tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người khám tại thời điểm đó mà bác sĩ sẽ có những chỉ định thăm khám khác nhau. Dưới đây là những phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện khi tầm soát ung thư cổ tử cung.
2.1. Khám phụ khoa định kỳ
Bản chất của việc khám phụ khoa sẽ giúp sớm phát hiện được tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và các tổn thương bề mặt niêm mạc cổ tử cung. Đây đều là những dấu hiệu ban đầu có nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Từ việc phát hiện những dấu hiệu bất thường này mà bác sĩ sẽ chỉ định làm các kiểm tra chuyên sâu hơn để chẩn đoán chính xác bệnh. Có thể nói, khám phụ khoa là bước đệm đầu để tầm soát ung thư cổ tử cung.
Chị em phụ nữ nên duy trì khám phụ khoa định kì từ 6 tháng – 1 năm/ lần để đảm bảo hiệu quả dự phòng bệnh.
Tìm hiểu thêm: Áp xe vú có cho con bú được không?
Khám phụ khoa định kỳ là bước đơn giản nhất để tầm soát ung thư cổ tử cung
2.2. Các xét nghiệm tế bào
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu được các bác sĩ khuyến cáo là:
– Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap Smear hoặc Thinprep: giúp phân tích và phát hiện những bất thường ở cấu trúc, hoạt động và biến đổi của các tế bào cổ tử cung, từ đó xác định nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
– Xét nghiệm sàng lọc HPV: giúp phân tích, xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây đến đa sỗ các ca bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Xét nghiệm Pap Smear/ Thinprep được các bác sĩ khuyến cáo có thể bắt đầu thực hiện khi đủ 21 tuổi với tần suất 3 năm/ lần. Khi bước vào độ tuổi 30, chị em nên bắt đầu kết hợp thực hiện xét nghiệm Pap Smear/ Thinprep với xét nghiệm HPV để gia tăng hiệu quả sàng lọc.
2.3. Soi cổ tử cung
Soi cổ tử cung thường được chỉ định thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung có những dấu hiệu bất thường trong tế bào. Phương pháp rất hữu ích giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá các bất thường ở cổ tử cung. Đặc biệt, phương pháp còn giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vi xâm lấn khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
Soi cổ tử cung đem đến hình ảnh phóng to của cổ tử cung lên gấp 10 – 30 lần. Điều này giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương trên cổ tử cung mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện bác sĩ còn có thể kết hợp với bôi dung dịch Acid Acetic 3 – 5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch Lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) vào cổ tử cung để giúp xác định chính xác những tổn thương ở cổ tử cung.
>>>>>Xem thêm: Có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng?
Soi cổ tử cung giúp phát hiện và đánh giá những tổn thương tại cổ tử cung
3. Giải đáp: Những điều cần lưu ý trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
3.1. Những điều cần tránh trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Trước khi tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để đảm bảo quy trình diễn ra an toàn, chính xác:
– Tránh quan hệ tình dục trong vòng 2 ngày trước khi khám.
– Tránh tầm soát vào những ngày đang có kinh nguyệt do có thể làm sai lệch kết quả. Tốt nhất chị em nên tiến hành khám sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 – 3 ngày.
– Không sử dụng tampon, các loại thuốc thoa/ đặt âm đạo hay thụt rửa âm đạo trong 2 – 3 ngày trước khi khám.
– Trong trường hợp đang mắc các bệnh lý phụ khoa, hãy điều trị khỏi trước khi tiến hành xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.
3.2. Nên lựa chọn làm tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu?
Việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung là không dễ dàng giữa hàng ngàn bệnh viện, phòng khám lớn nhỏ như hiện nay. Nếu chị em chưa có cho mình lựa chọn thích hợp, hãy đến ngay Thu Cúc TCI để trải nghiệm.
Với nhiều năm hoạt động và phát triển, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín được nhiều khách hàng tin chọn. Hiểu được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của chị em, TCI đã xây dựng đa dạng các gói tầm soát ung thư cổ tử cung phù hợp với mọi đối tượng. Các gói khám đều gồm đầy đủ các danh mục khám thiết yếu từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp sàng lọc bệnh kỹ càng.
Trên đây là những điều cần chuẩn bị gì trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung. Mong rằng thông qua bài viết chị em đã có cho mình những thông tin hữu ích giúp đỡ cho việc thăm khám.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.