Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, tuy là bệnh lành tính có thể chữa trị đơn giản. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vì chủ quan không để ý khiến bệnh tiến triển gây nên biến chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em nghiêm trọng đe dọa sức khỏe của trẻ.
Bạn đang đọc: Biến chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường gặp
Biến chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Giảm khả năng nghe
Khi bạn bị bệnh làm tai bạn xuất hiện chất nhày, chất nhày này sẽ tịch tụ lại sau màng nhĩ mà không thoát được ra ngoài khiến người bệnh không nghe rõ âm thanh bên ngoài. Vì tín hiệu nghe được màng nhĩ và chuỗi xương tai truyền đi trong môi trường nước nên người bệnh sẽ mất đi khả năng nghe, giống như bạn đang nút tai lại.
- Biến chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng thủng màng nhĩ
Mất thính lực lâu dài
Chất nhày trong tai từ từ sẽ rút hết, tuy nhiên trong một số trường hợp chất nhày này vẫn còn đọng lại trong tai trong một thời gian dài có thể khiến màng nhĩ bị hỏng và chuỗi xương âm thanh bị ảnh hưởng theo.
Thủng màng nhĩ
Tình trạng viêm tai kéo dài có thể khiến mủ và chất nhày đọng lại trong tai gây áp lực cho màng nhĩ khiến người bệnh bị đau tai rất nhiều, nếu sức ép lớn có thể khiến thủng màng nhĩ và mủ sẽ chảy được ra ngoài, khi mủ chảy ra ngoài thì người bệnh không còn cảm thấy đau tai nữa.
Tuy nhiên nếu màng nhĩ bị rách nhiều lần và không thể lành người bệnh sẽ phải tiến hành vá lại màng nhĩ để ngăn tình trạng viêm tai xảy ra.
Viêm xương chẩm (mastoiditis)
Nếu không chữa viêm tai giữa thì bệnh có thể gây nên tình trạng viêm xương chẩm, tức là phần xương sọ nằm ngay trong tai, viêm màng não hay các cơ quan khác của vùng đầu có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên trường hợp này ít khi xảy ra.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ do bệnh viêm tai giữa gây nên, cha mẹ cần phát hiện sớm những triệu chứng cảnh báo bệnh lý viêm tai giữa của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề trẻ suy dinh dưỡng là thiếu chất gì
- Cần phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh viêm tai giữa và điều trị hiệu quả
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi, theo thống kê cứ 4 trẻ thì có 3 trẻ đã từng mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần (tỉ lệ là 3/4). Viêm tai giữa ở trẻ thường có những biểu hiện như:
+ Giai đoạn ban đầu, trẻ thường có các biểu hiện như: Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật… Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai. Trẻ thường có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt
+ Giai đoạn vỡ mủ bệnh viêm tai giữa thường gây nên các triệu chứng ở trẻ bao gồm: Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được, hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường, không kêu đau tai nữa. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn bệnh tiến triển nghiêm trọng sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng.
Tóm lại tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Để phòng ngừa cần rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng của trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh, phải vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ 3 tháng tuổi
- Khám để được chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cho trẻ càng sớm càng tốt
Tuyệt đối không cho trẻ bú nằm. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.
Với những trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, viêm amidan,… cần cho trẻ đi khám để điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.