Bệnh lao là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nếu không được điều trị kịp thời, cơ thể người bệnh sẽ dần bị suy yếu và tử vong. Do đó, việc nắm vững những kiến thức về căn bệnh này đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh lao là gì cũng như các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.
Bạn đang đọc: Giúp bạn hiểu rõ về bệnh lao và các dấu hiệu của bệnh
1. Tìm hiểu bệnh lao là gì và các dấu hiệu của bệnh
1.1. Giải đáp: Bệnh lao là gì?
Bệnh lao do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây nên. Đây là một bệnh lý truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người qua không khí. Khi người bệnh lao ho,khạc nhổ hoặc hắt hơi , họ sẽ phát tán vi khuẩn lao vào trong không khí. Người bình thường chỉ cần vô tình hít phải một vài trong số các vi khuẩn này đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Vi khuẩn gây bệnh lao không chỉ tấn công tới phổi mà nó có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết tới các bộ phận khác của cơ thể. Điển hình là thận, cột sống và não để gây bệnh tại đó. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.
Lao là bệnh lý truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người
1.2. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lao là gì?
Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường thấy cơ thể hoàn toàn bình thường, không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh trong giai đoạn này thường không lây sang cho người khác. Sau khi đã phát triển, các triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn như:
Ho kéo dài
Ho là dấu hiệu cơ bản của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản,… Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho kéo dài hơn 3 tuần không dứt dù đã sử dụng thuốc kháng sinh thì bạn nên nghĩ đến khả năng bị mắc bệnh lao.
Ho ra máu
Tỷ lệ bệnh nhân bị lao phổi ho ra máu chiếm khoảng 60%. Điều này xảy ra do phổi bị tổn thương gây chảy máu bên trong. Tuy nhiên, tình trạng ho ra máu cũng xuất hiện ở người bị ung thư phổi, viêm phổi hoặc áp xe phổi giai đoạn nặng.
Tình trạng khạc đờm
Đờm được hình thành khi phổi, viêm nhiễm phế quản hoặc tổn thương. Nếu bạn bị khạc đờm kéo dài trên 3 tuần, mặc dù đã điều trị kháng sinh nhưng không dứt. Đây cũng là triệu chứng phổ biến mà người bệnh lao có thể mắc phải.
Khó thở và đau tức ngực
Tình trạng này diễn ra bởi áp suất phổi, phế quản bị tổn thương. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy hô hấp khó khăn. Hiện tượng khó thở thường kèm theo các cơn ho rất khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cảm thấy các cơn đau diễn biến âm ỉ tại vùng ngực.
Bị sốt
Sốt là biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh lao, do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với vi khuẩn lao. Tuy nhiên, cơn sốt thường không cao và xuất hiện vào chiều muộn.
Cảm thấy chán ăn, sút cân và mệt mỏi
Người bị bệnh lao phổi thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Dẫn tới giảm sút tinh thần và thể lực. Đó cũng là bởi sự tác động của tình trạng bị đau tức ngực và các cơn ho. Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ đó là do áp lực công việc hoặc lười ăn.
Có thể thấy, triệu chứng của bệnh lao khá tương đồng với các bệnh lý thông thường. Do đó, dễ gây nên sự nhầm lẫn, chủ quan. Nếu bạn thấy mình có các biểu hiện như trên, hãy đi thăm khám bệnh ngay.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 4 loại thực phẩm tốt cho người bị xơ phổi
Dấu hiệu của bệnh lao dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác
2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao
Bất cứ ai cũng có thể bị lao. Tuy nhiên, vẫn một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố này gồm:
2.1. Hệ thống miễn dịch suy yếu
Một hệ thống miễn dịch khỏe thường chiến đấu thành công để chống lại vi khuẩn lao. Tuy nhiên, cơ thể sẽ không thể phòng thủ hiệu quả nếu sức đề kháng của bạn thấp. Những bệnh và các loại thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch gồm:
– HIV/AIDS.
– Bệnh tiểu đường.
– Bệnh thận nặng.
– Một số căn bệnh ung thư.
– Người đang điều trị ung thư.
– Dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, hóa chất điều trị ung thư.
– Dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến và bệnh Crohn.
– Bệnh suy dinh dưỡng.
– Người già hoặc trẻ em.
2.2. Đi du lịch hoặc sống ở khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao
Người sống hoặc đi du lịch thường xuyên tới các khu vực có tỷ lệ bệnh lao và lao kháng thuốc cao thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Những khu vực này bao gồm: châu Phi, Đông Âu, châu Á, Mỹ La – tinh, đảo Caribbean, Nga.
2.3. Nơi làm việc và sinh sống cũng là một yếu tố quan trọng
– Khi bạn làm việc tại các nơi như: bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh. Điều này làm gia tăng nguy cơ phải tiếp xúc với vi khuẩn lao. Khi làm việc trong môi trường này, bạn nên đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên nhằm giúp ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
– Người sống trong nhà tù, nhà tạm trú, bệnh viện tâm thần hoặc viện dưỡng lão sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh lao cao hơn người khác. Bởi đây là nơi đông người, khả năng thông gió kém, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát tán ra không khí và lây sang người.
– Sống cùng người bị nhiễm bệnh lao. Đây là trường hợp dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lao cao vì bạn phải tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh lao. Do đó, khả năng tiếp xúc với vi khuẩn lao cũng sẽ tăng lên rất nhiều.
2.4. Quốc gia có nền kinh tế kém phát triển và nhiều người sử dụng chất kích thích
– Các nước nghèo đói thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh lao do không có đủ điều kiện chăm sóc y tế.
– Sử dụng chất kích thích: lạm dụng ma túy, rượu bia sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch suy yếu dần và làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh lao.
– Sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh lao và tử vong của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Phòng khám Tai Mũi Họng 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố góp phần gây nên bệnh lao
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu bệnh lao là gì và các vấn đề liên quan. Để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống cần cấp cứu, bạn cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.