Khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn là gì?

Ai cũng biết, người sản xuất thực phẩm là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, một yêu cầu quan trọng nhất là không được truyền bệnh qua thực phẩm. Đặc biệt, các công ty lớn, trường học đều có khu vực nhà ăn riêng phục vụ nhu cầu của nhân viên, học sinh, sinh viên hiện nay. Vì vậy, sức khỏe của nhân viên nhà ăn luôn được ưu tiên hàng đầu. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn có ý nghĩa gì, các danh mục cần thực hiện và lưu ý gì trước khi khám.

Bạn đang đọc: Khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn là gì?

1. Vì sao nhân viên nhà ăn cần khám sức khỏe

Thực tế, nhu cầu về ăn uống ngày càng cao và vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được quan tâm. Nếu chủ quan, xem nhẹ vấn đề này, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như:

– Gây lây lan mầm bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng

– Đe dọa tính mạng của người tiêu dùng

– Giảm chất lượng cuộc sống của cả xã hội

Do đó, bên cạnh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm về không gian, nguồn gốc thực phẩm, quy trình chế biến,…thì sức khỏe của nhân viên cũng cần đạt tiêu chuẩn. Đây là đối tượng không mang những mầm bệnh nguy hiểm hoặc mang các bệnh truyền nhiễm.

Khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn là gì?

Người chế biến thực phẩm có yêu cầu sức khỏe rất khắt khe

Duy trì khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm sẽ giúp:

– Phát hiện sớm mầm mống gây bệnh và có phương hướng điều trị, phòng bệnh hiệu quả.

– Tăng cường bảo đảm sức khỏe ở điều kiện tốt nhất, tạo “lá chắn” bảo vệ khỏi những mầm bệnh đang rình rập tấn công.

– Đảm bảo và nâng cao năng suất làm việc, tạo điều kiện cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Từ đó vừa mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp, vừa có thu nhập tốt cho bản thân mình.

2. Chủ doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe có bị phạt không?

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành nghề chế biến thực phẩm đã có nhận thức và sự chủ động từ sớm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ xem nhẹ và cố tình trốn tránh trách nhiệm. Nếu không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn, doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị phạt. Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau: Các hành vi không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ bị xử phạt theo một trong các mức tương ứng.

– Vi phạm dưới 10 người: Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ

– Vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ

– Vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ

– Vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người: Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ

– Vi phạm từ 500 người trở lên: Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ

Khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn là gì?

Nếu doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên sẽ phải chịu mức phạt theo quy định

3. Gói khám sức khỏe cấp thẻ xanh trong ngành chế biến thực phẩm

3.1. Khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn gồm những gì?

Nhân viên nhà ăn sẽ được kiểm tra theo các danh mục khám trong gói khám sức khỏe cấp thẻ xanh. Bao gồm 3 bước khám chính: Khám lâm sàng, khám cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.

– Khám lâm sàng là giai đoạn khám tổng quát lâm sàng cơ bản để nhận biết dấu hiệu bất thường. Nhân viên sẽ thực hiện lần lượt khám khám nội, khám ngoại, da liễu, khám răng – hàm – mặt và khám tai – mũi – họng.

– Khám cận lâm sàng là giai đoạn lấy mẫu xét nghiệm máu và nước tiểu. 3 chỉ số xét nghiệm thiết yếu là: HEV IgM test nhanh, Anti HAV IgM và vi hệ đường ruột. Điều này giúp phát hiện bệnh truyền nhiễm không nên có trong ngành chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Tìm hiểu thêm: Khám bệnh bướu cổ ở đâu? chế độ ăn uống như thế nào

Khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn là gì?

Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh truyền nhiễm

– Chẩn đoán hình ảnh là bước thực hiện chụp X-quang tim phổi thẳng. Với mục đích chính là xác định xem nhân viên nhà ăn có viêm phổi, viêm phế quản, u phổi,..hay không.

3.2. Lưu ý khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn

Một số lưu ý quan trọng trước ngày khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn đó là:

– Chuẩn bị ảnh 4×6 cho hồ sơ khám sức khỏe

– Đối với xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn ít nhất 8 tiếng

– Vệ sinh sạch sẽ một số vùng cần kiểm tra trên cơ thể như: tai, mũi, răng

– Không nên trang điểm để kết quả khám da liễu chính xác nhất

– Ưu tiên trang phục rộng rãi, thoải mái; hạn chế đeo nhiều phụ kiện như: vòng tay, vòng cổ, khuyên tai,…

– Tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình thăm khám

– Kiểm tra lại thật kỹ thông tin kết quả trước khi ký xác nhận để tránh nhầm lẫn với người khác

Khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn là gì?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt nhất?

Nhân viên nhà ăn đi khám sức khỏe cần đem theo ảnh 4×6 để hoàn thiện hồ sơ

Sau khi hoàn thành khám sức khỏe, mỗi nhân viên sẽ được đánh giá và phân loại sức khỏe có đủ điều kiện hay không. Nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng nhận đủ sức khỏe làm việc (hay còn gọi là thẻ xanh). Nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang vị trí khác cho đến khi điều trị khỏi hẳn và khám lại tại các cơ sở y tế để có đủ điều kiện sức khỏe làm việc.

Như vậy, trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến khám sức khỏe cho nhân viên nhà ăn. Hy vọng bạn đã hiểu thêm về hoạt động thiết thực đối với ngành chế biến thực phẩm này nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *