Quy định khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động không chỉ là chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích người lao động mà còn giúp nâng cao sức khoẻ, thể chất người dân nhằm phát triển chung cho toàn đất nước, xã hội.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu quy định khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động
1. Hiểu đúng về quy định khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động
Khám sức khoẻ doanh nghiệp là hoạt động do chính doanh nghiệp tổ chức định kỳ hàng năm, với mục đích bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
1.1. Luật pháp quy định khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động như thế nào?
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ người lao động. Theo quy định Điều 152 Bộ Luật lao động của Nhà nước:
– Hàng năm, chủ sở hữu lao động hoặc các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề và nhân viên chính thức).
– Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần đối với lao động là người cao tuổi, lao động khuyết tật, lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm và dễ mắc bệnh nghề nghiệp.
– Lao động nữ phải được khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần
Áp dụng Luật An toàn vệ sinh lao động của Nhà nước đã đề ra, doanh nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm:
– Sắp xếp khối lượng công việc, vị trí công việc sao cho phù hợp với thể trạng sức khoẻ của từng lao động, dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sức khoẻ đối với đặc thù từng ngành nghề
– Lập hồ sơ, quản lý hồ sơ và lưu trữ hồ sơ khám sức khoẻ của mỗi lao động; báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền nhà nước định kỳ hàng năm.
– Thông báo kết quả khám sức khoẻ cho người lao động sau khi hoạt động khám sức khoẻ kết thúc.
Mỗi doanh nghiệp, chủ sở hữu lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho nhân viên của mình
1.2. Tại sao Nhà nước quy định khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động?
Việc nhà nước đề ra chính sách quy định mỗi doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho lao động hàng năm nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của từng lao động trên cả nước. Theo đó, hiểu rõ tầm quan trọng của người lao động trong công cuộc xây dựng và phát triển nước nhà, hoạt động này mang lại lợi ích cho chính lao động, hay còn gọi là người dân ở độ tuổi lao động trên địa bàn Việt Nam.
– Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của cơ thể, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp, bệnh lý mãn tính do môi trường hoặc các tác nhân ảnh hưởng đến, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
– Giúp lao động giảm rủi ro tai nạn nghề nghiệp: Được biết nước ta bao gồm chủ yếu là lao động chân tay, thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, việc mắc các bệnh nghề nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Khám sức khoẻ định kỳ phần nào giúp giảm nguy cơ mất khả năng lao động, hồi phục nhanh và giảm tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp mỗi năm.
– An tâm thực hiện chủ trương nhà nước, công tác làm việc: Khi nỗi lo bệnh tật không còn thì người lao động có thể chuyên tâm công tác, cống hiến cho doanh nghiệp, cho đất nước.
Tìm hiểu thêm: Kiểm tra sức khỏe đi nước ngoài ở đâu?
Người lao động có quyền được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm
2. Quy trình thực hiện khám sức khoẻ cho lao động diễn ra như thế nào?
Thực hiện theo Thông tư 14/20213/TT-BYT của nhà nước đã quy định, quy trình khám sức khoẻ cho người lao động thường được diễn ra như sau:
Bước 1: Làm thủ tục và nhận hồ sơ
Bước đầu tiên trong quy trình khám sức khoẻ định kỳ, người lao động chỉ cần làm thủ tục nhanh gọn tại quầy lễ tân bằng cách cung cấp thông tin cá nhân và nhận hồ sơ khám của mình là được. Bước này diễn ra nhanh chóng và không làm mất nhiều thời gian đợi chờ.
Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm
Thông thường, mỗi cá nhân lao động sẽ tiến hành lấy 2 mẫu vật phẩm đó là lấy máu và nước tiểu xét nghiệm theo đúng quy trình. Hiện nay, các cơ sở y tế đều có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm ngoại viện, thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm giảm chi phí đi lại và không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc hay năng suất lao động của từng công ty.
Bước 3: Khám thể lực
Ở bước này, người lao động sẽ tiến hành đo thể lực, cụ thể là đo cân nặng, chiều cao, huyết áp…Đây là danh mục khám bắt buộc và cơ bản.
Bước 4: Khám lâm sàng
Tại đây, lao động sẽ được khám những danh mục sau: Khám tai-mũi-họng, khám răng-hàm-mặt, khám nội, khám da liễu và khám phụ khoa (dành riêng cho nữ).
Bước 5: Chẩn đoán hình ảnh
Doanh nghiệp có thể chọn danh mục chụp X-quang hoặc siêu âm, hoặc cả 2 cho lao động nhưng tuyệt đối không thể thiếu 1 trong 2. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thêm danh mục điện tim đồ hoặc nội soi…tuỳ yêu cầu lao động hoặc đặc thù nghề nghiệp.
Bước 6: Trả kết quả thăm khám
Đây là bước cuối cùng trong quy trình. Tại đây, người lao động sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ, đọc kết quả và lắng nghe tư vấn về chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày để giữ gìn sức khoẻ. Trong trường hợp phát hiện ra bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển và chữa trị kịp thời. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có biện pháp xử lý đối với những nhân viên có vấn đề sức khoẻ dựa trên kết quả thăm khám.
>>>>>Xem thêm: 3 điều về hồ sơ khám sức khỏe định kỳ mà bạn có thể không biết
Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn để lao động điều chỉnh lối sống sao cho đảm bảo sức khoẻ ở trạng thái tốt nhất
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý vị hiểu rõ quy định trong việc tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động định kỳ hàng năm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.