Cảnh báo: Con đường lây nhiễm HP cho trẻ!

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn cư trú trong dạ dày. Vi khuẩn có thể gây ra những tác hại khó thường như viêm loét dạ dày, tá tràng. Nguy hiểm hơn nhất, Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra ung thư dạ dày.Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm HP mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự chủ quan thiếu hiểu biết của người lớn. Con đường lây nhiễm HP cho trẻ là gì?

Bạn đang đọc: Cảnh báo: Con đường lây nhiễm HP cho trẻ!

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế: Có tới 70% người dân Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP. Trong đó, trẻ em dưới 10 tuổi là thành phần dễ bị lây nhiễm nhất, do sức đề kháng của cơ thể còn kém, cũng như do nhiều thói quen của người lớn vô tình khiến con trẻ nhiễm khuẩn.
Khi bị nhiễm khuẩn HP lâu ngày có thể có những biến chứng như đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi chán ăn, chậm lớn. Nặng hơn nữa là biến chứng viêm loét dạ dày, nôn ra máu.

1. Vi khuẩn HP trong dạ dày là loại vi khuẩn gì?

Tên đầy đủ của vi khuẩn HP dạ dày là helicobacter pylori. Vi khuẩn này sau khi vào cơ thể người sẽ phát triển âm thầm mà không để lại bất kỳ dấu hiệu nào. Chính vì vậy, nếu không xét nghiệm thì có thể rất nhiều người không biết mình đang có vi khuẩn HP trong người. Khi số lượng vi khuẩn đạt đủ lớn sẽ gây ra những vết loét, viêm trong dạ dày.

Cảnh báo: Con đường lây nhiễm HP cho trẻ!

Nụ hôn không ngờ cũng có nguy cơ lây HP cho trẻ

Vi khuẩn HP tuy không quá nguy hiểm nhưng là nguyên nhân khiến nhiều người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, khiến cho chất lượng cuộc sống của người nhiễm bệnh bị ảnh hưởng nhiều. Có một số trường hợp (tuy ít), vi khuẩn HP là nguyên nhân gây nên ung thư và nhiễm trùng dạ dày.

2. Triệu chứng khi trẻ nhiễm HP trong dạ dày là gì?

Niêm mạc trong dạ dày là lớp màng để để bảo vệ cơ quan này. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn HP sẽ tấn công vào niêm mạc dạ dày trước tiên. Khi tổn thương ngày càng nhiều, tình trạng viêm loét dạ dày sẽ xảy ra. Những dấu hiệu của viêm loét dạ dày, tá tràng đó là:

– Đau bụng

– Nóng rát bụng

– Chán ăn

– Ợ hơi nhiều

– Phình bụng

– Giảm cân

– Có thể đi ngoài ra phân đen trong trường hợp trẻ bị chảy máu dạ dày

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng như sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

– Phân lẫn máu

– Phân có màu đen hoặc đỏ đậm

– Nôn ra máu

– Khó thở

– Chóng mặt

– Ngất xỉu

– Mệt mỏi

– Da nhợt nhạt

– Đau bụng dữ dội

Vì sao trẻ lại bị nhiễm vi khuẩn HP là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Hầu hết tất cả mọi người đều có khả năng bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Tỷ lệ nhiễm bệnh có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vùng địa lý, tuổi tác, thói quen khi sinh hoạt,v…v… Thời gian vi khuẩn HP phát tác không ai giống ai. Có những trẻ bị nhiễm HP nhưng đến lớn mới có dấu hiệu loét dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ tiêu chảy cấp uống thuốc gì?

Cảnh báo: Con đường lây nhiễm HP cho trẻ!

Không mớm thức ăn khi cho trẻ ăn

Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường ăn uống, đường miệng hoặc phân. Vì vậy, điều kiện để loại vi khuẩn này lây lan nhanh và dễ dàng hơn là khi môi trường, điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh.

HP dạ dày khi xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến các biến chứng như:

– Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: Triệu chứng là đầy bụng, chán ăn, buồn nôn. Bệnh này có thể tự khỏi hoặc chuyển sang tình trạng mạn tính.

– Niêm mạc dạ dày bị viêm mạn tính. Khi đó có thể dẫn đến 2 tình huống là viêm teo hang vị dạ dày dẫn đến tăng tiết dịch axit và hoành tá tràng bị loét. Trường hợp khác là viêm teo lan lên thân bị. Trường hợp nếu viêm nặng có thể dẫn đến viêm teo toàn bộ niêm mạc, từ đó gây loét hoặc ung thư dạ dày.

– Nếu dạ dày bị loét thì có thể khiến dạ dày bị chảy máu. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều có thể dẫn đến thủng dạ dày.

– Có thể phát triển thành các loại ung thư khác nhau như ung thư dạ dày, u lympho B…do vi khuẩn HP hình thành các ổ viêm và các ổ viêm này sinh ra các gốc tự do khiến tế bào ung thư có thể phát triển.

– Một số bệnh lý khác ngoài tiêu hóa như giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân, bệnh đau nửa đầu và bệnh mạch vành.

3. Con đường lây nhiễm HP cho trẻ nhỏ

3.1. Lây nhiễm HP cho trẻ qua đường miệng

Theo văn hóa phong tục của Việt Nam, trẻ em là đối tượng luôn được yêu chiều. Đặc biệt, ở Việt Nam việc thể hiện tình yêu với trẻ theo cách kém hiểu biết dẫn tới bé có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt loại HP nguy hiểm này.

– Hôn trẻ cũng có thể dẫn tới trẻ nhiễm HP mà bố mẹ ông bà không ngờ tới. Nhiều người còn cho rằng thông tin này thật nhảm nhí , cứng nhắc.

– Người lớn thường để trẻ uống chung cốc đồ uống, ăn chung bát bát đồ ăn.

– Mớm đồ ăn, đút thức ăn con đường lây nhiễm HP cao mà nhiều người đang mắc lỗi, họ không biết hành động này vô cùng nguy hiểm nếu bản thân đang dương tính HP.

3.2. Lây nhiễm HP cho trẻ từ phân

Trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của mình. Các bé có thể đi vệ sinh không rửa tay, tiếp xúc với những vùng, những vật dụng nhiễm khuẩn mà không biết vệ sinh tay sạch sẽ .

4. Điều trị – phòng ngừa vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ Thu Cúc TCI: Nếu trẻ nhỏ nhiễm HP mà chưa gây ra những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì trước mắt chưa cần điều trị. Thông thường, thời gian thích hợp để điều trị HP là độ tuổi từ 30-40 tuổi.

Cảnh báo: Con đường lây nhiễm HP cho trẻ!

>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa mủ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các bệnh lý

Cách phòng ngừa Vi Khuẩn HP cho trẻ

– Không nhai cơm, mớm cơm cho trẻ, không đỡ lưỡi thử đồ ăn rồi lại cho trẻ ăn đồ ăn đó.

– Hạn chế việc thơm hôn trẻ.

– Mỗi người nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng, không dùng chung.

– Hướng dẫn trẻ hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh

– Diệt ruồi, gián… là những trung gian truyền bệnh, cần tiêu diệt chúng tránh lây lan HP và nhiều loại virus nguy hiểm khác.

– Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát cả gia đình để phòng ngừa bệnh.

Trên đây là thông tin về vi khuẩn HP dạ dày và cách để lây bệnh từ người lớn sang trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý đề phòng để bảo vệ con mình.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *