Khi mang thai, chị em thường gặp phải tình trạng đau nhức vùng xương chậu. Vậy lý do nào gây đau xương chậu khi mang thai và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Theo thống kê, có khoảng 1/300 mẹ bầu sẽ phải chịu các biểu hiện của đau xương chậu trong thời gian mang bầu. Tình trạng đau xương chậu thường tập trung vào các vị trí như lưng, hông, quanh mông, vùng xương chậu. Có trường hợp chỉ đau một bên xương chậu, có trường hợp đau lan sang cả 2 bên.
Bạn đang đọc: Chặn Đứng các cơn đau xương chậu khi mang thai đơn giản
1. Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể chị em sản xuất ra hormone relaxin khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra hết mức có thể. Đây là một quá trình bình thường để chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Tuy nhiên, nó làm các khớp ở khung chậu mất ổn định và chuyển động không đồng đều. Bên cạnh đó thai nhi phát triển to dần càng tăng thêm áp lực cho khung chậu, gây đau xương chậu khi mang bầu.
Khi mang bầu, chị em thường gặp phải tình trạng đau nhức vùng xương chậu
Ngoài ra, đau xương chậu khi mang thai còn do quá trình sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu đi lại nhiều hoặc lao động quá sức, bưng bê đồ vật nặng sẽ gây đau nhức vùng xương chậu.
2. Biểu hiện đau xương chậu khi mang thai
Tình trạng đau xương chậu diễn ra thường xuyên ở 3 tháng đầu thai kỳ với các biểu hiện như:
- Đau ở khu vực mu, đau vùng lưng, hông, giữa 2 chân, đau sâu trong đùi hoặc đầu gối
- Vận động khó khăn và có tiếng kêu ở khu vực khung chậu
- Đau nặng hơn khi vận động, đi lại, leo cầu thang, thay đổi tư thế khi nằm
Tình trạng đau xương chậu khi mang bầu có thể gặp ở bất cứ chị em nào, tuy nhiên tình trạng này hay xuất hiện ở:
- Những người từng bị đau xương chậu trước khi mang bầu
- Người từng có tiền sử chấn thương xương chậu
- Những lần mang bầu trước đã bị đau xương chậu
- Người thừa cân, béo phì
- Người mắc bệnh lý xương khớp
- Người mang giày cao gót nhiều
3. Đau xương chậu khi mang bầu có nguy hiểm không?
Đau nhức xương chậu mặc dù gây đau đớn cho mẹ bầu nhưng không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên hết sức cẩn trọng, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa cột sống: Nguyên nhân và triệu chứng bạn cần biết
Đau xương chậu không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng khiến mẹ bầu mệt mỏi
Một số trường hợp xuất hiện cơn đau vùng chậu, đau âm ỉ hoặc đau nhói thì thai phụ nên đi khám vì có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
4. Cách khắc phục tình trạng đau xương chậu khi mang thai
Trong thời gian mang thai, chị em không nên sử dụng các loại thuốc điều trị đau xương chậu khi mang bầu. Cách khắc phục chủ yếu là thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động, nghỉ ngơi…
4.1. Chế độ sinh hoạt
– Mẹ bầu có thể đi lại, bơi lội hoặc vận động các bài tập nhẹ nhàng giúp kéo căng cơ lưng và cơ bụng.
– Khi leo cầu thang nên leo chậm, từ từ từng bậc; đứng cân bằng, dồn trọng lực lên cả 2 chân; tránh hoạt động quá sức, vận động quá mạnh; công việc hàng ngày nên thực hiện ở tư thế ngồi
– Hạn chế leo cầu thang lên xuống nhiều, khom lưng, mang vác nặng, ngồi xổm, đi hoặc đứng quá lâu…
4.2. Chế độ nghỉ ngơi
– Trong thời gian mang thai, chị em nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chú ý nên nằm nghiêng 1 bên hoặc nằm ngửa rồi nâng cao đầu, chân.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya
>>>>>Xem thêm: Thay khớp háng ở đâu tốt? Cần lực chọn theo tiêu chí gì?
Chị em cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh đi lại quá nhiều, đứng lâu gây đau nhức xương chậu
4.3. Chườm nước
Để xoa dịu cơn đau vùng chậu, mẹ bầu có thể sử dụng túi nước nóng để chườm.
4.4. Massage
Massage vùng xương chậu cũng có thể giúp giảm tình trạng đau nhức.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau xương chậu khi mang bầu kể trên, mẹ bầu cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng như: ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ; uống nhiều nước như nước lọc, sinh tố trái cây…
Ngoài ra, nên theo dõi tình trạng sức khỏe và khám thai đều đặn để có một sức khỏe tốt, thai kỳ khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.