Xương chậu là gì? Xương chậu nằm ở đâu? Chức năng và nhiệm vụ là gì? Khi nào cần đi khám xương chậu… là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của đông đảo độc giả.
Bạn đang đọc: Xương Chậu nằm ở đâu trên cơ thể? Có cấu tạo và chức năng gì?
Xương chậu là gì?
Xương chậu là xương chằng của chi dưới cùng với khối xương cùng cụt tạo thành xương chậu.
Xương chậu nằm ở đâu?
Vị trí xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh xương cột sống, xương cụt và nằm trên xương đùi, đan xen với xương hông và phần đầu xương đùi.
Xương chậu là cơ quan lớn trong cơ thể, giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể
Cấu tạo của xương chậu
Xương chậu có hình quạt, có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc và là xương lớn nhất trong cơ thể con người, giúp nâng đỡ phần trên của cơ thể.
Cấu tạo 2 mặt xương chậu
– Mặt ngoài xương chậu: ở giữa là ổ cối, tiếp giáp với xương đùi và có hình dạng chữ C ngược hướng xuống dưới. Phần còn lại của ổ cối là hố ổ cối. Phía trên ổ cối là mặt ngoài của phần cánh xương chậu.
– Mặt trong của xương chậu: chính giữa mặt trong là đường cung chếch từ sau ra trước và từ trên xuống dưới. Đường cung của xương chậu 2 bên sẽ hợp với phần xương cùng, tạo thành eo chậu trên. Phía trên của đường cung là hố chậu. Phần sau của hố chậu là một vùng diện khớp hình vành tai gọi là diện nhĩ khớp với xương cùng.
Cấu tạo các bờ của xương chậu
– Bờ trên xương chậu: kéo dài từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Bờ trên xương chậu cong hình chữ S, dày ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau cơ xơ hóa
Xương chậu ở nam và nữ có nhiều điểm khác nhau
– Bờ dưới xương chậu: được tạo bởi xương mu và xương ngồi.
– Bờ trước: lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược, gai mu.
– Bờ sau: lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi, gai ngồi.
Cấu tạo các góc của xương chậu:
– Góc trước trên: ứng với gai chậu trước trên
– Góc sau trên: ứng với gai chậu sau trên
– Góc trước dưới: ứng với gai mu
– Góc sau dưới: ứng với ụ ngồi
Chức năng và nhiệm vụ của xương chậu
Xương chậu có diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương khớp của cơ thể, nối cột sống với xương đùi. Xương chậu có chức năng chính là:
– Nâng đỡ phần thân trên khi cơ thể ngồi hoặc đứng, di chuyển
– Giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh
Ngoài ra, xương chậu còn làm các nhiệm vụ sau:
– Chứa và bảo vệ nội tạng vùng chậu, phần dưới đường tiết niệu, che chở các cơ quan sinh sản.
– Gắn kết các cơ quan sinh sản bên ngoài và các cơ, màng liên quan
>>>>>Xem thêm: Mổ dây chằng chéo sau cần lưu ý những gì?
Khi có bất thường ở vùng xương chậu, bạn nên đi kiểm tra
– Nữ giới có xương chậu rộng và nông, giúp bao trọn các cơ quan như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang. Khi mang thai, xương chậu còn có thể giúp bảo vệ thai nhi.
Khác biệt giữa xương chậu nam giới và nữ giới
Nội dung so sánh | Xương chậu nữ giới | Xương chậu nam giới |
Diện tích | Lớn và rộng | Nhỏ và hẹp |
Hình dạng đầu vào | Hình bầu dục | Hình trái tim |
Cạnh xương | Rộng | Hội tụ từ đầu vào đến đầu ra |
Mào chậu | Hẹp | Cao và rõ rệt |
Xương cùng | Ngắn, rộng và cong về phía sau | Dài, hẹp, thẳng hơn và có một vùng xương cụt rõ rệt |
Khi nào cần đi khám xương chậu?
Cả nam và nữ khi có bất thường ở vùng xương chậu nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Các dấu hiệu bất thường gồm:
– Đau xương với những cơn đau âm ỉ, kéo dài, tê cứng chân
– Cơn đau vùng xương lan tới đùi, đau nặng hơn khi vận động
– Quan hệ thấy đau vùng xương này
– Chân đi vòng kiềng dẫn đến chân to, mông xệ
Đau nhức ở xương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mức độ đau khác nhau tùy vào loại bệnh và cơ địa từng người. Chính vì thế, khi có dấu hiệu đau xương chậu, bạn nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.