Gãy xương đùi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu gãy xương đùi và cách trị bệnh ai cũng nên biết.
Xương đùi là xương lớn nhất và khỏe nhất trong cơ thể. Vì xương đùi rất chắc khỏe nên lực chấn thương phải đủ mạnh mới có thể làm gãy xương. Gãy xương đùi thường do các tai nạn nghiêm trọng, thường gặp nhất là tai nạn giao thông. Người lớn tuổi cũng có thể bị gãy xương đùi do ngã vì xương của họ có xu hướng yếu hơn. Tùy thuộc vào mức độ gần với khớp háng mà có thể được gọi là gãy xương hông thay vì gãy xương đùi.
Bạn đang đọc: Gãy xương đùi: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị
Dấu hiệu gãy xương đùi
Vì xương đùi rất chắc khỏe nên lực chấn thương phải đủ mạnh mới có thể làm gãy xương.
- Phần chân gãy bị bất lực vận động
- Đùi sưng nề, biến dạng
- Bên chân bị gãy ngắn hơn bên lành (so sánh gót chân 2 bên, đo chiều dài tương đối và tuyệt đối) chân xoay ngoài.
- Ấn vào đau, thấy cử động bất thường và lạo xạo xương
- Đôi khi thấy có tràn dịch khớp gối do bao hoạt bị kích thích tăng tiết
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, trong trường hợp gặp các tai nạn giao thông mà thấy đùi nạn nhân bị vẹo đi hoặc cong queo thì cần phải cấp cứu cố định trước khi di chuyển nạn nhân. Tránh tình trạng vì quá nhiệt tình mà khiêng bệnh nhân lên xe máy. Hoặc xe hơi để chuyển đi mà chưa sơ cứu cố định. Có thể dùng vật cứng, dùng áo hoặc dây cột đùi bị gãy vào vật cứng và đùi bên kia. Hoặc dùng 2-3 nẹp đặt suốt chiều dài đùi từ gót chân lên đến vùng hông lưng của nạn nhân và cột bằng dây.
Điều trị gãy xương đùi
Sau khi chẩn đoán bằng phương pháp chụp X-quang 2 tư thế thẳng nghiêng để đánh giá chính xác vị trí và tính chất gãy, bác sĩ sẽ chọn lựa phương tiện kết hợp xương phù hợp. Phần lớn các xương đùi bị gãy được chỉ định sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Nắn chỉnh bó bột
Tìm hiểu thêm: MẸO Chữa đau lưng từ đậu đen HIỆU QUẢ nhất mà Bạn Chưa Biết
Bệnh nhân có thể được nắn chỉnh, bó bột
Áp dụng cho những trường hợp gãy xương đùi ở trẻ em, gãy xương đùi ở người lớn không có li lệch. Thời gian cố định: trẻ em 2=>2,5 tháng, người lớn 3 => 3,5 tháng.
Phẫu thuật
Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau, cả bên trong hoặc bên ngoài để cố định xương đúng vị trí.
- Đóng đinh nội tủy: đây là phẫu thuật phổ biến nhất cho xương đùi bị gãy được gọi là đóng đinh nội tủy.
là phương pháp thông dụng do ống tủy xương đùi tương đối đồng đều, có thể dung các loại đinh khác nhau, ,hay dùngKiintscher, Cito… - Kết xưong nẹp vít: trong gãy xương đùi nhiều mảnh, gãy 1/3t hoặc 1/3D hấp kết xương bằng đinh không vững.
- Kéo liên tục: xuyên đinh qua đầu dưới xương đùi hoặc đầu trên xương hay treo tạ kéo. Ngày nay phương pháp thường chỉ dùng để chuẩn bị trước phẫu thuật.kéo để làm giãn cơ : kéo để điều trị cho đến khi liền xương chỉ còn được áp dụng rất hạn chế,ở những trường hợp bệnh nhân quá già hoặc có những bệnh lý không cho phép kết xương hoặc bó bột
>>>>>Xem thêm: Chữa thoái hóa khớp thế nào cho hiệu quả?
Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp gãy đùi
Thuốc
Trước và sau phẫu thuật, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau bằng các loại thuốc như:
- Cetaminophen
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Gabapentinoids
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau tại chỗ
Vật lý trị liệu
Vùng tổn thương của bệnh nhân bị mất sức mạnh cơ bắp. Do đó các bài tập vật lý trị liệu trong quá trình liền xương rất quan trọng. Các bài tập này sẽ giúp phục hồi sức mạnh cơ bắp, vận động khớp và tính linh hoạt của chân. Bắt đầu tập ngay trong bệnh viện bằng các bài tập nhẹ nhàng, sau đó tập sử dụng nạng hoặc khung tập đi.
Gãy xương đùi nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong do mất quá nhiều máu hoặc viêm tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi. Vì vậy, khi bị gãy xương, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.