Giải đáp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không? là thắc mắc được khá nhiều người bệnh đặt ra và quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như những triệu chứng bệnh để phòng tránh sớm, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

1. Tìm hiểu khái quát về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây suy giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở do đường thở bị hẹp so với thường thở bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia làm hai dạng như sau:

Viêm phế quản mạn tính: Là hiện tượng lớp niêm mạc của các ống phế quản trong tình trạng bị viêm. Phía trong là lớp lót của các ống phế quản phổi bị sưng tấy, đỏ và chứa đầy các chất nhầy. Các chất nhầy này chính là nguyên nhân gây hẹp đường thở của người bệnh.

Khí phế thũng: là tình trạng các túi phế nang bị suy giảm hoặc mất chức năng hoàn toàn nguyên nhân do bị tổn thương.

Giải đáp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây suy giảm chức năng thông khí ở phổi.

2. Triệu chứng nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Dưới đây là các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

– Khó thở sau khi vận động nhẹ

– Khó thở tăng dần trong ngày.

– Khó thở trong khi ngủ.

– Thở khò khè, thở hụt hơi.

– Tức ngực, nhói với tần suất tăng dần.

– Dễ bị cảm lạnh

– Thường xuyên ho, nghẹt mũi,…

– Dễ nhiễm trùng hô hấp.

– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, khó ngủ,…

3. Nguyên nhân gây tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chính là do hút thuốc lá thường xuyên. Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hút thuốc lá cao hơn hẳn so với nguyên nhân khác.

Bên cạnh đó, còn do một số nguyên nhân khác gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

– Tiếp xúc với môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.

– Đã từng có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản cấp,…

– Di truyền do thiếu men Alpha 1-Antitrypsin ( chiếm tỷ lệ thấp).

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Giải đáp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chính là do hút thuốc lá thường xuyên.

4. Lý giải: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn là bệnh mạn tính tiến triển, tức là bệnh không lây nhiễm nhưng ngày càng trở nặng theo thời gian. Cho đến nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, chỉ có thể điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa diễn tiến nghiêm trọng.

Đặc biệt, người bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng thời gian dài, duy trì thuốc hít, xịt đều đặn. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời nhằm giảm nguy cơ biến chứng, tỷ lệ tử vong và di chứng lâu dài do bệnh phổi tắc nghẽn gây ra.

Thay đổi thói quen sinh hoạt luôn là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo hàng đầu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

– Cai thuốc lá hoàn toàn.

– Tập thể dục đều đặn thường xuyên để tăng cường chức năng trao đổi của phổi.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế rượu bia, dầu mỡ,… tăng cường bổ sung chất xơ.

Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì một số phương pháp điều trị sẽ được thực hiện như:

– Sử dụng thuốc giãn phế quản.

– Can thiệp điều trị oxy dài hạn đối với các tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.

– Thực hiện thông khí phế quản.

– Can thiệp phẫu thuật giảm thể tích phổi.

5. Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn hiệu quả

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta đều có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình  Dưới đây là một số cách phòng cách bệnh phổi tắc nghẽn bạn tham khảo và áp dụng nhé.

5.1. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt lành mạnh là những yếu tố quan trọng quyết định giúp bạn có thể tránh được các bệnh hô hấp. Cai thuốc lá hoàn toàn, trong trường hợp bạn đang nghiện thuốc lá thì có thể xây dựng lịch trình cai thuốc giảm dần để thích ứng.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị hoặc sau khi ổn định bệnh thì việc duy trì cai thuốc là điều quan trọng để tránh bệnh tái phát hoặc khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ, vitamin bằng rau xanh trong các chế độ ăn hàng ngày.

5.2. Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe

Vận động thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng trao đổi không khí của phổi, đồng thời hạn chế các tình trạng tắc nghẽn khí. Một số các hoạt động thể thao giúp bạn tham khảo như: bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đi bộ, tập yoga,…

Các bài điều hòa nhịp thở cũng sẽ giúp ích cho quá trình hoạt động của phổi. Bạn có thể duy trì chế độ tập luyện từ 2 – 3 lần/ tuần nhằm tạo thói quen cho cơ thể.

5.3. Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm bệnh

Để phòng tránh hoặc tầm soát sớm bệnh phổi tắc nghẽn thì việc tầm soát sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, các cơ sở y tế đều có các dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm cả các kỹ thuật xét nghiệm liên quan đến phổi. Vì thế bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm tra thường xuyên từ 1 – 2 lần/ năm để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

Giải đáp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

>>>>>Xem thêm: Ngứa 2 bên mép vùng kín điều trị thế nào?

Cai thuốc lá hoàn toàn, trong trường hợp bạn đang nghiện thuốc lá thì có thể xây dựng lịch trình cai thuốc giảm dần để thích ứng.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn trả lời thắc mắc “bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?”. Có thể nói đây là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy hãy chủ động nhận biết và phòng chống cho bản thân càng sớm càng tốt bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *