Mũi lệch là biểu hiện điển hình của vẹo vách ngăn mũi. Tuy nhiên, nhiều người còn khá mơ hồ về tình trạng này. Vậy vẹo vách ngăn mũi là gì, vì sao bị vẹo vách ngăn và tình trạng này có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Vẹo vách ngăn mũi là gì, có nguy hiểm không?
1. Vẹo vách ngăn mũi là gì?
Vẹo vách ngăn mũi là gì? Mô phỏng tình trạng vẹo chữ C
Trên thực tế, cấu tạo mũi của mỗi người bình thường đều có hai bên, được ngăn cách bởi sống mũi hay còn gọi là vách ngăn mũi. Vách ngăn mũi được hình thành từ một phần sụn trước và một phần xương sau của mũi.
Vậy vẹo vách ngăn mũi là gì? Vẹo vách ngăn là thuật ngữ chỉ chính xác tình trạng vách ngăn của mũi bị lệch so với trạng thái bình thường, gây ra tình trạng dị dạng của mũi: hai bên mũi to nhỏ không đều nhau, có hình thù dị thường hoặc chìm mất vách ngăn,.. gây ra một loạt các vấn đề về hô hấp cho người bệnh. Cụ thể, để phân chia tình trạng lệch vách ngăn có các dạng sau đây:
– Lệch vách ngăn mũi đơn thuần: Đây là dạng phổ biến nhất, trong đó vách ngăn mũi bị vẹo sang bên phải hoặc bên trái. Tình trạng vẹo này còn được gọi là vẹo vách ngăn hình chữ C
– Lệch vách ngăn mũi hình chữ S: Đây là tình trạng vẹo vách ngăn khá phức tạp, thường tạo nên hai nếp uốn trên mũi, mũi vừa bị vẹo trái, vừa bị vẹo phải.
– Tình trạng gai hoặc mào vách ngăn ngăn: Tại vị trí tiếp giáp sụn vách ngăn và xương mũi xuất hiện các gai hoặc tình trạng “mọc mào” khiến mũi thường xuyên bị chảy máu và gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Tùy thuộc từng mức độ mà tình trạng vẹo vách ngăn có thể dễ hoặc khó nhận biết bằng mắt thường. Một số trường hợp vẹo vách ngăn rất dễ nhận biết bởi hình dạng mũi biểu hiện một số bất thường như: Mũi cong, vẹo một bên, mũi bị lệch sóng hình chữ S, …. Bên cạnh đó, người bị vẹo vách ngăn mũi còn thường có các biểu hiện như:
– Nghẹt mũi ở một bên hoặc cả 2 bên, nghẹt ở bên bị hẹp vách ngăn.
-Tình trạng đau đầu thường xuất hiện cùng với tình trạng đau mũi.
– Thường xuyên gặp phải tình trạng: mũi chảy máu, bị ngủ ngáy, thường chỉ dễ thở khi nằm nghiêng theo một hướng nhất định, khi thở mũi có tiếng rít khi thở, khứu giác thất thường,…Tuy nhiên tỷ lệ tự nhận biết thông qua các dấu hiệu ngoại hình và các triệu chứng nêu trên còn rất thấp. Có đến 80% người bị lệch vách ngăn mũi không biết đến nguyên nhân này, mà thường nghĩ rằng mình bị viêm mũi, viêm xoang,… hay các bệnh lý thông thường. Chính vì thế mà hiện nay tình trạng lệch vách ngăn phần lớn được phát hiện khi thăm khám tại các bệnh viện.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật polyp mũi có để lại biến chứng?
Lệch vách ngăn mũi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ dịch, sưng viêm và dị ứng mũi thường ngày
2. Nguyên nhân gây vẹo vách ngăn mũi
Nhiều người cho rằng lệch vách ngăn là do bẩm sinh. Tuy nhiên thực tế nhóm nguyên nhân này hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi, phổ biến phải kể đến:
– Lệch vách ngăn bẩm sinh: Do bất thường trong quá trình cấu trúc mặt ở thời kỳ bào thai mà một số trẻ có thể bị lệch vách ngăn bẩm sinh. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá lo lắng bởi tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được.
– Chấn thương mũi: Có hai kiểu chấn thương thường gặp đó là: ở trẻ nhỏ, thói quen nắn mũi, vuốt mũi của người lớn khi muốn trẻ có sống mũi cao có thể khiến trẻ bị chấn thương và lệch vách ngăn mũi; trong khi ở người lớn, các chấn thương như va chạm vùng mặt, tai nạn giao thông hay thực hiện thẩm mỹ mũi,… lại là những nguyên nhân có thể khiến mũi bị dập, lệch vách ngăn.
– Lão hóa ở người cao tuổi: Ở người cao tuổi, sự thoái hóa xương và sự thay đổi của các bó cơ quanh mũi cũng có thể khiến vách ngăn mũi bị lệch.
– Hệ quả của các bệnh lý mũi xoang: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… gây ra tình trạng bít tắc, chảy nước mũi,… nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và liên tục đưa tay xì mũi, bóp mũi, quẹt mũi,… và vô tình khiến mũi tổn thương, lệch vách ngăn.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu bệnh lý viêm amidan mạn tính ở người lớn
Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
3. Chẩn đoán và điều trị vẹo vách ngăn mũi
Như đã đề cập trước đó, phần lớn tình trạng lệch vách ngăn mũi được phát hiện khi đi thăm khám do xuất hiện các triệu chứng kèm theo. Để chẩn đoán chính xác tình trạng lệch vách ngăn, các bác sĩ thường yêu cầu chỉ định thực hiện một số kiểm tra như:
– Thực hiện nội soi tai mũi họng giúp quan sát toàn bộ bên trong niêm mạc mũi. Đánh giá mức độ tổn thương vùng niêm mạc, xoang mũi cho lệch vách ngăn gây ra.
– Chụp XQuang mặt để xác định độ lệch vách ngăn phần xương.
– Chụp cắt lớp vi tính CT để đánh giá chi tiết cấu trúc bên trong khoang mũi tới phần hẹp sâu nhất để theo dõi mức độ ảnh hưởng của lệch vách ngăn tới các vùng sâu trong khoang mũi.
Trong trường hợp lệch vách ngăn nhẹ và không ảnh hưởng quá nhiều tới cấu trúc mũi, bệnh nhân không cần thiết phải điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình. Thông thường bác sĩ sẽ điều trị nội trú các triệu chứng xảy ra và hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh tai mũi họng đúng cách, phòng bệnh cho mũi xoang.
Đối với tình trạng lệch vách ngăn nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đã biến chứng sang các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm mũi,… thì việc thực hiện phẫu thuật là điều cần thiết.
Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi kết hợp với chỉnh hình mũi cần được thực hiện tại phòng chuyên phẫu thuật đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vô khuẩn, nhiệt độ cũng như độ ẩm. Bác sĩ thực hiện cần đảm bảo chuyên môn giỏi, thao tác chính xác để đạt kết quả tốt. Kết quả sau phẫu thuật là vách ngăn mũi được chỉnh thẳng giúp người bệnh cải thiện rõ rệt tính thẩm mỹ của gương mặt. Cùng với đó, tình trạng hẹp đường thông mũi được cải thiện, giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn. Tình trạng viêm mũi, xoang, bít tắc cũng được cải thiện rõ rệt.
Như vậy với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu được vẹo vách mũi là gì cũng như một số biểu hiện, triệu chứng của bệnh. Lời khuyên cho bạn: nếu nghi ngờ vẹo vách ngăn mũi, hãy tới các địa chỉ y tế uy tín để được kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm nhất để không ảnh hưởng tới cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.