Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh gồm hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Có những trường hợp trẻ tự khỏi vàng da, nhưng cũng có trường hợp khiến trẻ gặp biến chứng gây bại não hay tử vong. Vậy câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm là bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không? Bài viết sau đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc trên của bạn.

Bạn đang đọc: Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không?

                     Vàng da ở trẻ sơ sinh gồm hai loại vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý (ảnh minh họa).

Phân biệt bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh gồm hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

– Vàng da sinh lý: là vàng xuất hiện sau 24h khi được sinh ra. Lúc này da trẻ có màu vàng nhẹ. Thường chỉ vàng ở các vùng da mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn và không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…), trẻ vẫn bú bình thường.

– Vàng da bệnh lý: là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời, vàng da có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…).

Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm họng sốt kéo dài phải làm sao?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không?

Bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh do tự xuất hiện còn vàng da bệnh lý do nhiễm vi khuẩn, virus, tắc mật và một số bệnh bẩm sinh.

– Vàng da sinh lý: vàng da sinh lý tự xuất hiện ở trẻ sau khi sinh

– Vàng da do nhiễm khuẩn: trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da gây vàng da

– Vàng da do virus: chủ yếu do virus gây bệnh viêm gan được truyền từ mẹ sang bé qua nhau thai

– Vàng da do tắc mật và một số bệnh bẩm sinh: đường mật bị teo nhỏ cũng khiến gây nên bệnh vàng da ở trẻ hoặc có thể do trẻ bị mắc các bệnh lý bẩm sinh về gan.

Tác hại của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón ở trẻ em

Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi, vàng da bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hại cho trẻ thậm chí gây tử vong.

Vàng da bệnh lý ở ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời và hiệu quả có thể gây ra biến chứng cho hệ thần kinh, gây thương tổn hệ thần kinh, viêm màng não chậm phát triển, bại liệt và thậm chí là tử vong.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không?

  • Nếu là vàng da sinh lý thì ba mẹ không quá lo ngại vì vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn mà chỉ cần theo dõi, không cần phải điều trị. Thường vàng da sinh lý sẽ khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày.
  • Nếu là vàng da bệnh lý thì bệnh sẽ khỏi hẳn hoàn toàn nếu được bác sĩ phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

– Đối với trường hợp vàng da nhẹ: Có thể điều trị tại nhà bằng cách cho bú nhiều hoặc uống nhiều nước  và Cho trẻ phơi nắng trước 9h sáng, chú ý bịt mắt cho trẻ. Khi trẻ được tắm nắng, ánh sáng sẽ giúp phá hủy chất bilirubin ở da và làm cho màu vàng nhạt đi. Đồng thời theo dõi biểu hiện của chứng vàng da trong vòng 7-10 ngày sau sinh, nếu không đỡ cần đưa trẻ đến viện để khám.

– Đối với trường hợp vàng da nặng: Mẹ cần cho  trẻ nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp sau:

+ Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể chỉ định chữa bệnh vàng da cho trẻ bằng ánh sáng. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu của trẻ.

+Truyền máu: truyền máu trao đổi để đẩy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khỏi hẳn không? Nếu thấy trẻ sơ sinh bị vàng da ba mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *