Xương mác là xương nhỏ, nằm dọc cẳng chân nên rất dễ bị gãy. Vậy nguyên nhân gãy xương mác là gì và cách điều trị như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gãy xương mác và cách điều trị phù hợp
Nguyên nhân gãy xương mác
Theo kết quả giải phẫu cơ thể người, xương mác là một đoạn xương nhỏ nhưng chắc chắn, nằm xong xong với xương ống đồng. Một đầu gắn với khớp gối, đầu còn lại là mắt cá nhân.
Xương mác có kích thước nhỏ, mảnh nên rất dễ bị gãy khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn so với sức tải của nó. Nguyên nhân xương mác bị gãy thường gặp như:
Tuổi tác
Gãy xương mác có thể xuất hiện ở người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh do mật độ xương giảm
Va chạm mạnh
Thường xảy ra do tai nạn giao thông hoặc tai nạn nghề nghiệp như ngã giàn giáo trong xây dựng. Những trường hợp va chạm mạnh này có thể dẫn tới gãy xương nghiêm trọng.
Va chạm mạnh do tai nạn hoặc vận động quá sức cũng gây gãy xương
Trượt, té ngã
Trượt ngã cầu thang hoặc chạy nhảy té ngã cũng gây gãy xương mác. Đối tượng thường gặp là trẻ em, người già, vận động viên.
Vận động không đúng cách
Thực hiện một số các vận động xoắn cơ thể như xoay vòng, thường gặp ở người chơi thể thao như trượt ván, trượt tuyết cũng có thể bị gãy xương.
Mắc bệnh xương khớp
Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm xương khớp, loãng xương… cũng có thể gây gãy xương mác chân.
Thói quen sống
Những người ít hoạt động thể lực, nghiện thuốc lá… cũng có nguy cơ gãy xương mác.
Xương mác chân mặc dù dễ gãy nhưng cũng mau liền. Vì là một xương phụ nên có thể bỏ 2/3 trên xương mác cũng không gây ảnh hưởng tới chức năng chi dưới.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm khớp cùng chậu
Gãy xương cần phải được xử trí đúng cách để tránh biến chứng
Tuy nhiên khi bị gãy xương mác, người bệnh cần được sơ cứu và xử trí đúng cách để tránh biến chứng, ảnh hưởng xấu tới chức năng vận động của cơ thể.
Cách điều trị gãy xương mác
Tùy vào độ tuổi, mức độ gãy xương của từng người, bác sĩ cơ xương khớp sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Trường hợp gãy xương hở (gãy xương phức tạp)
Gãy xương hở là xương xuyên qua da, bạn có thể nhìn thấy xương hoặc vết thương sâu lộ xương qua da. Gãy xương hở thường xuất hiện ở những người chấn thương mạnh
Lúc này cần điều trị gãy xương hở ngay lập tức như:
– Sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng.
– Vệ sinh vết thương
– Phẫu thuật cố định xương gãy bên trong với tấm kim loại và ốc vít
– Trường hợp xương không kết hợp được do vỡ gãy vụn hoặc không còn nguyên hình dạng xương, bác sĩ có thể chỉ định ghép xương.
Gãy xương kín (gãy xương đơn giản)
Đây là tình trạng xương bị gãy những da vẫn còn nguyên vẹn.
Mục tiêu điều trị là đưa xương trở lại vị trí ban đầu, kiểm soát cơn đau, chờ thời gian xương gãy tự lành, ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng bình thường.
– Dùng nẹp để cố định xương gãy hoặc bó bột
– Sử dụng nạng để di chuyển
– Vật lý trị liệu bằng phương pháp nâng chân, kéo căng xương và cải thiện chức năng các khớp bị yếu.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối là gì?
Nẹp xương và bó bột là một trong những phương pháp được áp dụng trong điều trị gãy xương
Gãy xương mác bao lâu thì lành?
Thông thường khi bị gãy xương mác, người bệnh được bó bột. Sau 7-10 ngày bó bột, tình trạng sưng nề trên xương giảm, bột lỏng dần. Sau khoảng 3 tuần bó bột, người bệnh có thể tập đi lại bằng nạng, chống chân…
Thời gian phục hồi xương mác bị gãy phụ thuộc vào các yếu tố như:
– Mức độ nghiêm trọng của vết thương
– Tuổi tác
– Phương pháp điều trị
– Khả năng đáp ứng với điều trị của mỗi người.
Không phải trường hợp gãy xương nào cũng có thời gian lành giống nhau. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám kiểm tra định kỳ.
Để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe, người bệnh cần: nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động, đi lại quá nhiều; Có chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi và kẽm để phục hồi xương. Cung cấp đủ lượng calo và protein cho cơ thể. Đồng thời uống thuốc giảm đau và chống viêm đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.