Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian gần đây, khi mà một nữ sinh 18 tuổi tử vong vì bệnh, kết quả xét nghiệm F1 dương tính. Vậy bạch hầu là gì, nguy hiểm thế nào, làm sao để phòng ngừa lây lan? Tìm hiểu chi tiết các nội dung ngay dưới đây để có câu trả lời xác đáng.
Bạn đang đọc: Bệnh bạch hầu là gì, nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Tên gọi chính thức của bệnh bạch hầu được bác sĩ người pháp Pierre Bretonneau đặt ra năm 1826 là diphtérite. Theo nguồn gốc tiếng Hy Lạp, nó có nghĩa là “da”, tức chỉ lớp phủ màng trắng đục xuất hiện ở cổ họng. Trong tiếng Anh, bệnh bạch hầu được gọi là “Diphtheria”.
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ban đầu gây tổn thương nguyên phát ở đường hô hấp trên. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là tác nhân chínha, nó không chỉ làm tổn thương vùng họng mà còn tạo ra độc tố lan khắp cơ thể, ảnh hưởng mạnh đến tim mạch, hệ thần kinh, đe dọa mạng sống con người.
Từ thế kỷ V trước công nguyên, Hippocrates (cha đẻ của nền y ho đã có mô tả về bệnh bạch hầu. Lịch sử ghi nhận dịch bạch hầu đầu tiên xảy ra trên diện rộng từ thế kỷ VI trước công nguyên. Thế nhưng, mãi đến năm 1883, vi khuẩn bạch hầu mới được tìm thấy trong giả mạc của bệnh nhân.
Vi khuẩn bạch hầu được tìm thấy lần đầu tiên năm 1883
Lúc này (Cuối thế kỷ XIX), bạch hầu đang là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trên khắp thế giới, đặc biệt ở vùng ôn đới. Những tháng lạnh trong năm là thời điểm khuẩn Corynebacterium diphtheriae phát triển mạnh nhất. Đối tượng dễ mắc bạch hầu là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, không loại trừ người lớn. Bằng cách phân tích mẫu bệnh phẩm, người ta đã phát hiện được các chất độc mà nó phóng ra cơ thể người bệnh. Đến năm 1920, vacxin bạch hầu dần được phát triển, làm giảm đáng kể sự lây lan của bệnh này trên toàn cầu.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, sự việc nữ sinh Nghệ An tử vong do bạch hầu và trường hợp dương tính vì tiếp xúc gần đã gây xôn xao dư luận. Sự khởi phát bạch hầu vào mùa hè ở người lớn gây tử vong điểm khác thường so với đặc điểm sinh tồn của khuẩn hại thế kỷ trước.
2. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh bạch hầu
Như đã nói ở trên, Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Khuẩn này lây lan qua đường hô hấp, khi chúng ta hít phải giọt bắn từ miệng, mũi của người bệnh. Ngoài ra, đồ dùng cá nhân hoặc vết thương của người nhiễm bệnh cũng là nguồn lây. Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bạch hầu:
– Chưa tiêm phòng bạch hầu đầy đủ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cả mũi nhắc lại.
– Hệ miễn dịch giảm.
– Môi trường sống đông đúc, phù hợp với điều kiện phát triển của khuẩn bạch hầu.
– Đến vùng đang có dịch bạch hầu.
Dấu hiệu bệnh bạch hầu:
Sau từ 2 đến 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với khuẩn Corynebacterium diphtheriae, người bệnh có triệu chứng:
– Sốt nhẹ, thường dưới 38 độ, ở trẻ nhỏ có thể sốt cao đột ngột liên tục.
– Người ớn lạnh, mệt và chán ăn.
– Cổ họng đau, khó nuốt, hạch bạch huyết sưng to, đỏ.
– Xuất hiện lớp giả mạc dày dính chắc trong niêm mạc họng, amidan.
– Chảy dịch ở mũi, có thể kèm máu.
– Một số trường hợp có thể xuất hiện vết loét nông ở da. Tuy tổn thương này không đau nhưng lại chậm lành.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi niệu quản an toàn
Dấu hiệu bạch hầu đặc trưng là lớp giả mạc ở họng
Trường hợp độc tố bạch hầu phát tác toàn thân, nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Biểu hiện lúc này ở người bệnh là khó thở, suy hô hấp, tổn thương ở thận, tim, hệ thần kinh.
3. Giải đáp bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Đây là bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu tại các nước đang phát triển có thể lên đến 10%. Ở các nước phát triển, tỷ lệ này chiếm 5%. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong ngay cả khi đã được điều trị, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất.
Tính nguy hiểm của bệnh đến từ độc tố mà vi khuẩn tiết ra. Nó làm tổn thương nghiêm trọng cho nhiều bộ phận trong cơ thể, gây biến chứng điển hình là:
– Tắc nghẽn đường thở: Màng giả dày hình thành trong họng, amidan làm hẹp đường thở, gây khó thở, thậm chí ngạt thở.
– Tổn thương thận: Độc tố từ khuẩn bạch hầu có khả năng làm suy thận.
– Viêm cơ tim: Những chất mà Corynebacterium diphtheriae tiết ra, theo đường máu đi vào tim, gây viêm cơ tim và suy tim.
– Tổn thương thần kinh: Đối với hệ thần kinh, nó làm tê liệt hệ thống thần kinh, khiến người bệnh cứng cơ, khó nuốt, hô hấp kém.
– Viêm phổi: Xảy ra khi khuẩn di chuyển xuống phổi hoặc dịch tiết từ đường hô hấp trên rơi xuống.
4. Cách chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa
4.1. Chẩn đoán bệnh bạch hầu
Ngay khi phát hiện triệu chứng, nghi mắc bệnh bạch hầu, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán bệnh sớm càng và chính xác sẽ giúp ích nhiều cho việc điều trị và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng và kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh chính là sự xuất hiện của lớp giả mạc trong họng. Về xét nghiệm, bệnh nhân được chỉ định làm:
– Xét nghiệm máu: Để xác định sự gia tăng của số lượng bạch cầu và xem xét chỉ số viêm.
– Xét nghiệm vi khuẩn: Bệnh nhân được lấy mẫu từ giả mạc họng hoặc dịch mũi, vết thương trên da để nuôi cấy nhằm xác định vi khuẩn.
– Điện tâm đồ: Phương pháp này được tiến hành khi cần đánh giá về tác động của độc tố lên tim.
4.2. Điều trị bệnh bạch hầu
Bệnh nhân bạch hầu thường được yêu cầu nhập viện điều trị ngay lập tức. Phương pháp điều trị gồm:
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Hen suyễn có nguy hiểm không
Kháng sinh dùng trong điều trị bệnh bạch hầu
– Kháng sinh: Sử dụng nhóm kháng sinh diệt khuẩn như Penicillin hoặc Erythromycin.
– Thuốc kháng độc tố: Thuốc này được tiêm vào cơ thể để trung hòa độc tố mà vi khuẩn tiết ra.
– Điều trị hỗ trợ: Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp hỗ trợ như thở oxy, truyền dịch…
– Cách ly: Để ngừa lây lan, bệnh nhân cần được cách ly tại phòng riêng biệt.
Trong và sau khi điều trị, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.
4.3. Cách phòng ngừa
Có 5 biện pháp phòng ngừa hiệu quả bạn cần thực hiện đầy đủ, như sau:
– Tiêm vacxin ngừa bạch hầu: Vacxin bạch hầu thường được kết hợp với vacxin phòng một số bệnh khác như ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não… Tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn có thể lựa chọn mũi tiêm 3 trong 1 hoặc 6 trong 1 đều được. Trẻ nhỏ tiêm 5 mũi vào các tháng tuổi thứ 2,4,5, 15-18 và 4-6 tuổi, người lớn tiêm phòng bạch hầu nhắc lại 10 năm 1 lần.
– Vệ sinh cá nhân: Người lớn và trẻ em đều cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Đồng thời duy trì thói quen dùng riêng đồ cá nhân, che miệng khi ho, hắt hơi.
– Tăng sức đề kháng: Mỗi chúng ta nên ăn đa dạng, đủ chất hàng ngày và tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch tốt.
– Cách ly người bệnh: Người được xác định nhiễm khuẩn bạch hầu cần cách ly để giảm thiểu lây lan. Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng cần được xét nghiệm và điều trị dự phòng nếu cần thiết.
– Chú ý khi di chuyển: Cần kiểm tra tình hình dịch bệnh tại nơi mình đến và tiêm phòng trước khi đi.
Tóm lại, bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa sự sống. Hiện nay đã có vacxin phòng và thuốc điều trị bệnh. Bạn nên tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng và đến cơ sở y tế điều trị ngay khi nghi ngờ nhiễm bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.