Điều trị bệnh đau dây thần kinh vai gáy, là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Đây là một bệnh lý phổ biến và thường gặp ở dân văn phòng, những người ít vận động như tài xế lái xe hoặc những người vận động thường xuyên như các vận động viên, … Các biểu hiện của đau dây thần kinh vai gáy khá rõ ràng và có thể nhận biết. Tuy nhiên bạn có biết phương pháp điều trị đau dây thần kinh vai gáy nào là tốt không? Để tìm hiểu các phương pháp điều trị đau dây thần kinh vai gáy, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điều trị đau dây thần kinh vai gáy
Biểu hiện đau dây thần kinh vai gáy
-
Biểu hiện đau dây thần kinh vai gáy
- Các biểu hiện của đau dây thần kinh vai gáy có thể rất dễ để nhận biết. (ảnh minh họa)
Đau dây thần kinh vai gáy có thể dễ dàng nhận biết nếu bạn quan sát các biểu hiện sau đây:
– Các cơn đau thường diễn ra đột ngột, đau dữ dội ở vùng cổ, vai gáy, nhất là sau khi lao động nặng hoặc ngủ dậy vào buổi sáng.
– Các cơn đau có thể lan xuống cánh tay, các ngón tay gây rối loạn cảm giác, tê bì, khó cử động. Hoặc lan lên đầu gây mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Riêng các cơn đau sinh lý có thể sẽ tự hết sau một khoảng thời gian ngắn.
– Đau sẽ mạnh hơn khi người bệnh hoạt động mạnh, lúc này chỉ cần ho, hắt hơi cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy đau nhức.
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh vai gáy
Đau dây thần kinh vai gáy có thể do bệnh lý và các yếu tố sinh lý gây ra như sau:
Yếu tố bệnh lý
-
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm độ 2
nguyên nhân gây đau dây thần kinh vai gáy
- Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân gây đau dây thần kinh vai gáy. (ảnh minh họa)
Các bệnh lý về cơ xương khớp là những bệnh lý hàng đầu gây đau dây thần vai gáy. Điển hình là các bệnh như gai cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ; bệnh lao, bệnh ung thư,.. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như bệnh béo phì, bệnh lao, bệnh ung thư, chấn thương do tai nạn, tuổi tác, … cũng là các tác nhân gây ra chứng đau mỏi vai gáy.
Yếu tố sinh lý
Làm việc ngồi quá lâu ở một vị trí, ngồi sai tư thế, mang vác đồ nặng trên vai thường xuyên, đột ngột uốn vặn cổ mạnh… là những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cơ xương khớp, chèn ép lên dây thần kinh khiến đau vai gáy và nhức mỏi, tê bì, khó chịu vùng vai gáy.
Điều trị đau dây thần kinh vai gáy
Bệnh đau dây thần kinh vai gáy, tuy không gây nguy hiểm ngay nhưng để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng, khiến các bệnh lý xương khớp trở nên trầm trọng hơn và cũng là tác nhân làm giảm sút chất lượng sống.
Việc điều trị đau dây thần kinh vai gáy phụ thuộc vào mức độ các cơn đau. Bạn có thế tham khảo các phương pháp điều trị đau dây thần kinh vai gáy sau đây:
Trường hợp đau dây thần kinh vai gáy mức độ nhẹ
Có thể áp dụng các biện pháp xoa bóp vùng cổ, vai và gáy. Các bài tập nhẹ, đơn giản và cử động nhẹ nhàng vùng vai gáy, cổ để giảm đau. Có thể áp dụng các biện pháp như chườm ấm cũng giúp làm giảm bớt các triệu chứng đau nhức do viêm dây thần kinh vai, gáy.
Trường hợp đau dây thần kinh vai gáy mức độ nặng
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não ăn gì uống gì để cải thiện bệnh hiệu quả?
Các cơn đau nặng, xảy ra trong một thời gian dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu
Các cơn đau nặng, xảy ra trong một thời gian dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn, cơ, vitamin nhóm B,… để điều trị. Đồng thời kết hợp các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu trong từng thời điểm.
Nếu bệnh quá nặng, người bệnh có thể phải được chỉ định phẫu thuật để xử trí triệt để các yếu tố được coi là văn nguyên gây ra như: trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm… điều này giúp xóa đi nguyên nhân gây đau nhức vai gáy.
Ngoài việc can thiệp bằng các biện pháp tập luyện, dùng thuốc hay điều trị ngoại khoa. Người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thay đổi thói quen xấu và thiết lập dinh dưỡng, vận động phù hợp để ngăn bệnh tái phát hoặc diễn tiến trầm trọng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.