Bệnh ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh ù tai ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Tìm hiểu thêm nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị ù tai qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Bệnh ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

1. Bệnh ù tai là gì?

Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ hệ thống thính giác hoặc một số cơ quan lân cận. Tình trạng này thường không thể nghe được bởi người khác. Ù tai đa phần là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có một vài trường hợp tiếng ù xuất hiện dưới dạng các âm phức như tiếng dế kêu, tiếng sóng biển, tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp hoặc tiếng chuông reo. Nhiều người cho rằng ù tai là một bệnh lý, tuy nhiên đó chỉ là một triệu chứng hoặc một tình trạng tiềm ẩn như chấn thương tai, rối loạn hệ thống tuần hoàn hay mất thính lực liên quan đến tuổi tác.

Ù tai là một tình trạng khá phổ biến và gặp ở nhiều độ tuổi. Mặc dù gây khó chịu tuy nhiên ù tai thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Chứng ù tai có thể trở nên tồi tệ theo tuổi tác, tuy nhiên đối với nhiều trường hợp, chứng ù tai có thể cải thiện khi điều trị. Ù tai hoàn toàn có thể diễn ra ngắn ngày nếu người bệnh tìm được nguyên nhân và giải quyết được nguyên nhân đó. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mắc ù tai kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Hiện tại ù tai có 2 loại chính bao gồm: Ù tai chủ quan và ù tai khách quan. Ù tai chủ quan là loại phổ biến nhất, người mắc có thể nghe được trực tiếp các vấn đề ở tai ngoài, tai bên hoặc tai giữa. Ù tai khách quan là tình trạng bác sĩ có thể nghe thấy khi người bệnh khám, trường hợp này khá hiếm gặp và thường do các vấn đề về mạch máu, co thắt cơ bắp hoặc tình trạng xương tai giữa.

Bệnh ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ hệ thống thính giác hoặc một số cơ quan lân cận

2. Nguyên nhân và dấu hiệu của ù tai

2.1. Nguyên nhân gây nên bệnh ù tai

Bệnh ù tai có thể gây nên do một số nguyên nhân dưới đây:

– Tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Khi có quá nhiều ráy tai tích tụ, chúng trở sẽ trở nên khó vệ sinh và gây kích thích màng nhĩ hoặc mất thính giác, có thể dẫn đến ù tai.

– Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những tiếng động lớn là nguyên nhân gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn phổ biến. Khi tiếp xúc với các thiết bị nghe nhạc với âm thanh quá mức trong thời gian dài thì dù là tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn như:

– Chấn thương: Chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác hoặc các chức năng não liên quan đến thính giác.

– Rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống trong tai nối giữa cổ họng trên với tai giữa của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó gây rối loạn chức năng ống dẫn đến ù tai.

– Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: Xơ vữa động mạch, huyết áp cao, khối u đầu và cổ, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,…

– U thần kinh âm thanh: Khối u lành tính có thể phát triển trên dây thần kinh sọ, chạy từ não đến tai trong và kiểm soát sự cân bằng, thính giác. Chúng còn được gọi là schwannoma tiền đình và gây nên chứng ù tai chỉ ở một tai.

– Một số loại thuốc cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng ù tai (liều thuốc càng cao thì chứng ù tai càng nặng): Một số nhóm kháng sinh, aspirin dùng với liều cao, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, thuốc trị ung thư, một số thuốc chống trầm cảm,…

Tìm hiểu thêm: Mẹo vặt hàng ngày giúp cải thiện chứng viêm xoang mũi

Bệnh ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác hoặc các chức năng não liên quan đến thính giác.

2.2. Dấu hiệu của bệnh ù tai

Khi mắc ù tai có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

– Khi mắc ù tai sẽ luôn xuất hiện tiếng ồn ào trong tai mình như tiếng tiếng ve kêu, huýt sáo, gió thổi, … Tình trạng này có thể ù tai phải hoặc tai trái, cũng có thể bị cả hai tai.

– Các tiếng ồn trong tai xảy ra từng thời điểm hoặc diễn ra liên tục.

– Người mắc ù tai sẽ cảm nhận rõ các tiếng ồn vào lúc yên tĩnh.

Bệnh ù tai thường kèm theo với hoa mắt, đau đầu và chóng mặt.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên mà chứng ù tai sẽ xuất hiện các dấu hiệu đi kèm khác.

Bệnh ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm tai xương chũm gây biến chứng nguy hiểm nếu chủ quan

Bệnh ù tai thường kèm theo với hoa mắt, đau đầu và chóng mặt

3. Cách điều trị bệnh lý ù tai

Điều trị nội khoa:

– Phương pháp điều trị nội khoa có thể phân làm hai loại chính: Các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù và các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù.

– Các thuốc tăng tuần hoàn hệ thần kinh trung ương, các vitamin, các thuốc giãn cơ trơn,…

– Một số loại thuốc kháng histami, thuốc giảm phù nề đối với trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.

– Các thuốc loại an thần, magnesi sulfat, meprobamate, barbiturate, được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.

Một điểm cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc là người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng mà phải dùng theo đơn kê của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa:

– Phẫu thuật được ứng dụng để loại bỏ những nguyên nhân gây ù tai là u tân sinh của thùy thái dương, các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền hoặc các khối choán chỗ trong góc cầu tiểu não.

– Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình sẽ được chỉ định để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.

Như vậy, trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn nắm bắt về chứng bệnh ù tai. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào hãy tới trực tiếp tới cơ sở y tế để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *